Bản tin sáng ngày 3/11 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có thêm ca mắc COVID-19 mới, Việt Nam hiện vẫn có 1.192 bệnh nhân. Ban Chỉ đạo Quốc gia nhấn mạnh thời gian tới, các tỉnh, thành phố phải tăng cường kiểm tra, xử lý trường hợp vi phạm quy định đeo khẩu trang, đặc biệt tại cơ sở y tế; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; phương tiện giao thông công cộng; cơ sở lưu trú, khách sạn…

 

Số ca mắc ở Việt Nam:
– Tính đến 6h ngày 03/11: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.
– Tính từ 18h ngày 02/11 đến 6h ngày 03/11: 0 ca mắc mới.
Đến hôm nay Việt Nam đã trải qua 62 ngày không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng.
Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 77 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.
Tại TP Hồ Chí Minh, đến nay, đã 94 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 2/11, Ban Chỉ đạo đã thảo luận kỹ và thống nhất một số giải pháp phòng, chống dịch cần phải thực hiện nghiêm trong thời gian tới.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu phải thực hiện nghiêm các quy định về đeo khẩu trang theo đúng chỉ thị của Thủ tướng, đây là biện pháp quan trọng hàng đầu phòng, chống COVID-19. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội đã yêu cầu người dân bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, có biện pháp xử phạt các trường hợp vi phạm.

Thời gian tới, các tỉnh, thành phố cũng phải tăng cường kiểm tra, xử lý trường hợp vi phạm quy định đeo khẩu trang, đặc biệt tại cơ sở y tế; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; phương tiện giao thông công cộng; cơ sở lưu trú, khách sạn; các cơ sở thực hiện cách ly; bến xe, cảng hàng không, ga tàu; nhà máy, xí nghiệp; các sự kiện văn hóa, thể thao tập trung đông người… Thực hiện quy định bắt buộc đeo khẩu trang không chỉ ở những đô thị lớn, mật độ dân cư đông, người qua lại mà cả các những thị trấn, thị tứ..

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 14.775, trong đó:
– Cách ly tập trung tại bệnh viện: 174
– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.327
– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.274.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị – Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.065 bệnh nhân/1.192 bệnh nhân COVID-19.
Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 9 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 7 ca, số ca âm tính lần 3 là 6 ca.
Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Thế giới vượt 47 triệu ca COVID-19
Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 436.000 ca bệnh COVID-19 và trên 4.900 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 47 triệu ca, trong đó trên 1,21 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 72.000 ca), Pháp (52.518 ca) và Ấn Độ (37.592 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (497 ca), Iran (440 ca) và Mỹ (424 ca).
Để kiềm chế tốc độ lây lan của COVID-19, nhiều chính phủ châu Âu đã phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa. Ngày 2/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ban hành một loạt biện pháp phong tỏa, theo đó các quán bar, quán cà phê, nhà hàng cùng các cơ sở giải trí như nhà hát, rạp chiếu phim… buộc phải đóng cửa. Các biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 2/11 đến hết tháng
Chính phủ Hy Lạp cũng thông báo áp đặt phong tỏa hai tuần tại thành phố Thessaloniki lớn thứ hai cả nước và Serres ở miền Bắc nhằm kiềm chế tốc độ lây nhiễm.
Bang Geneva (Thụy Sĩ) ngày 2/11 cũng thông báo sẽ đóng cửa toàn bộ quán bar, nhà hàng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực không thiết yếu kể từ ngày 3/11. Các bệnh viện cũng được cảnh báo về tình tráng quá tải và phải đưa ra quyết định khó khăn khi lựa chọn tiếp nhận bệnh nhân điều trị theo mức độ bệnh.
Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi chế độ giãn cách xã hội và sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 7/11 tới. Hàn Quốc hiện đã chia nhỏ các mức giãn cách xã hội thành 5 mức, gồm mức 1, mức 1,5, mức 2, mức 2,5 và mức 3, thay vì 3 mức (gồm mức 1, mức 2 và mức 3) như trước đây. Trường hợp người quản lý, điều hành cơ sở vi phạm quy tắc phòng dịch sẽ bị xử phạt tối đa 3 triệu won, người sử dụng dịch vụ tại cơ sở vi phạm bị xử phạt 100.000 won.
Theo Bộ Y Tế

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG MIỀN TRUNG – KHỞI ĐẦU GIẤC MƠ NGHỀ NGHIỆP

Đăng ký trực tuyến