Xác định tình trạng phức tạp của chùm ca mắc COVID-19 tại Hải Dương, Bộ Y tế đã phối hợp sát sao với tỉnh để triển khai các biện pháp ứng phó; đồng thời Bộ cũng sẽ hỗ trợ toàn diện tỉnh Hải Dương để ngăn chặn dịch. Ngay lập tức 5 chuyên gia của đội cơ động Bệnh viện Bạch Mai, song song đó Bênh viện Nhi Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội được điều động về Hải Dương để đồng hành, hỗ trợ địa phương trong công tác điều trị, xét nghiệm…

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h00 ngày 15/8/2020, theo thống kê của worldometers.info:
*Thế giới: 21.312.741 người mắc; 762.183 người tử vong
215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
– Việt Nam đứng thứ 155/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 930 ca mắc COVID-19
Trong đó: – Số ca điều trị khỏi: 437 ca.
– 471 ca bệnh đang được điều trị.
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay
Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng
Số TH đang được cách ly tập trung
Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế
329
601
30.134
85.724
1. Tính đến 9h ngày 15/8: Việt Nam có tổng cộng 329 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
+ Từ 18h ngày 14/8 – 6h sáng 15/8: ghi nhận 1 ca mắc mới.
2. Số ca bình phục trong 24h qua: 12 ca
3. Số ca tử vong: 01
4. Số ca tiến triển tốt:
– Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2:  50 ca.
– Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 91 ca.
5. Số người cách ly: 115.858 người
– Cách ly tập trung tại bệnh viện: 5.182 người
– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 25.925 người
– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 87.724 người
6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 329
7. Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 461 ca
8. Nhận xét:
– Đến 9h sáng ngày 15/8, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 21,3 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 762.183 người đã tử vong, dịch bệnh đã có ở hơn 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2 tàu du lịch. Hiện đã có trên 14 triệu người đã khỏi bệnh.
Các nước ghi nhận số ca mắc với COVID-19 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ, Brazil, Mỹ và Colombia ,  trong đó các quốc gia có số ca tử vong cao nhất bao gồm Mỹ, Brazil, Ấn Độ  và Mexico. Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Châu Mỹ hiện vẫn là tâm dịch nghiêm trọng nhất thế giới.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ ngày 14/8 công bố báo cáo dự đoán tới ngày 5/9 nước Mỹ sẽ có gần 189.000 người tử vong vì COVID-19, biên độ dao động ước tính của con số này nằm trong khoảng 181.375 – 201.431 người.
–  Tại Việt Nam, trong 24h qua ghi nhận 19 ca mắc mới, trong đó từ 18h ngày 14/8- 6h ngày 15/8, chỉ ghi nhận 1 ca là người nhập cảnh được cách ly ngay.
Cũng trong sáng ngày 15/8, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. Đây là ca mắc COVID-19 tử vong thứ 22 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam. Cụ thể, bệnh nhân 702 (BN 702) nam, 63 tuổi.Tiền sử: suy thận giai đoạn cuối đã chạy thận nhiều năm, tăng huyết áp, suy tim.
Chẩn đoán tử vong: sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm phổi do COVID-19, trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
*Về công tác chỉ đạo, điều hành
– Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 ngày 14/8, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng  “Có thể từ giờ trở đi chúng ta sẽ “không còn những khoảng thời gian yên bình như trước nữa”. Không thể đòi hỏi trên cả nước tuyệt đối không có dịch. Bởi nguy cơ dịch bệnh là thường trực ở tất cả các địa phương. Từ phân tích trên, Ban Chỉ đạo khẳng định, chiến lược chống dịch của chúng ta là chiến dịch của nước còn nghèo. Cả cộng đồng phải chung sức để cùng ngăn chặn dịch bệnh, không để lây lan rộng.
Phương châm phòng chống dịch của chúng ta là: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch thực hiện từ đầu đến giờ vẫn không thay đổi. Trong bối cảnh dịch bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, chúng ta phải triển khai đồng bộ các biện pháp để “chung sống an toàn với dịch”.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, trong đợt dịch này, ở nhiều nơi, cả chính quyền lẫn người dân, có biểu hiện chủ quan, ứng phó đủng đỉnh, chưa thực sự vào cuộc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình, làng xã là một pháo đài chống dịch”. Chính vì vậy, Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Chỉ thị mới để chỉ đạo các địa phương và người dân triển khai thực hiện các biện pháp chống dịch trong thời gian tới.
– Ban Chỉ đạo đề nghị Chính quyền các cấp không được chủ quan, lơ là; phải chuyển sang trạng thái ứng phó mạnh mẽ hơn; siết chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Mỗi cấp chính quyền phải có phương án chủ động, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện để ứng phó kịp thời khi có tình huống dịch bùng phát. Đặc biệt, cần “cột chặt trách nhiệm của người đứng đầu các cấp” trong công tác phòng, chống dịch.
– Đối với người dân, Ban Chỉ đạo kêu gọi phải nâng cao tinh thần cảnh giác, chấp hành nghiêm các biện pháp chống dịch như: Hạn chế đi ra đường nếu không cần thiết; nếu đi ra nơi công cộng thì phải thường xuyên đeo khẩu trang; giữ khoảng cách tiếp xúc,…
Mỗi người dân cần thay đổi thói quen để “chung sống an toàn với dịch bệnh”. Đây không chỉ là trách nhiệm của mỗi người với chính bản thân mình, với gia đình mình, mà rộng ra là trách nhiệm với xã hội, đất nước.
– Về quản lý đối tượng nhập cảnh là các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao vào Việt Nam làm việc, Ban Chỉ đạođề nghị các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt phải thực hiện nghiêm các quy định về tổ chức cách ly, an toàn vệ sinh dịch tễ. Đồng thời cần nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ mới (như một số nước tiên tiến đã thực hiện test nhanh đối với những người vừa xuống sân bay; hay gắn vòng điện tử theo dõi người nhập cảnh) để nhanh chóng sàng lọc, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh theo quy định.
* Về công tác điều trị, xét nghiệm
– Đến nay, đã có khoảng 300 cán bộ y tế được tăng cường cho các tỉnh miền Trung, hàng trăm sinh viên được tăng cường ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng và nhiều tỉnh khác. Về công tác xét nghiệm, đến nay, Hà Nội và TP. Đà Nẵng đã thực hiện xét nghiệm diện rộng và có khả năng xét nghiệm trên 10.000 ca một ngày.
–  Liên quan đến tình hình dịch tại Hải Dương, xác định tình trạng phức tạp của chùm ca mắc COVID-19 tại Hải Dương, nên Bộ Y tế đã phối hợp sát sao với tỉnh để triển khai các biện pháp ứng phó; đồng thời Bộ cũng sẽ hỗ trợ toàn diện tỉnh Hải Dương trong công tác truy vết, tổ chức cách ly, lấy mẫu trên diện rộng, tiến hành xét nghiệm thật nhanh để ngăn chặn dịch. Ngay lập tức đêm ngày 14/8, có 5 chuyên gia của đội cơ động Bệnh viện Bạch Mai, song song đó trưa cùng ngày Bênh viện Nhi Trung ương và Trường Đại học Y Hà Nội được điều động về Hải Dương để đồng hành, hỗ trợ địa phương trong công tác điều trị, xét nghiệm…
– Đến thời điểm này có 437 bệnh nhân/930 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh. Chiếm 47% tổng số  tổng số ca bệnh
– Tính đến sáng ngày 15/8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 50 ca; Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 91 ca. Hiện còn 330 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19
– Số ca tử vong: 22 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng…
Khuyến cáo:

Trước diễn biến của dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, nơi tập trung đông người.

2. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt tiếp xúc.

6. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.

Liên hệ ngay với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19: https://www.bluzone.gov.vn.

Theo Bộ Y Tế

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG MIỀN TRUNG – KHỞI ĐẦU GIẤC MƠ NGHỀ NGHIỆP

Đăng ký trực tuyến