Thế giới ghi nhận hơn một triệu người chết vì COVID-19 trong hơn 33,5 triệu người nhiễm tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Con số này tăng hơn 227.000 ca nhiễm và 3.562 ca tử vong sau 24 giờ, trong khi hơn 24,8 triệu người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.353.306 ca nhiễm và 209.716 người chết, tăng lần lượt 33.650 và 270 ca so với một ngày trước đó. Số liệu mới cho thấy ca tử vong hàng ngày giảm đáng kể tại Mỹ.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 69.671 ca nhiễm và 777 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 6.143.019 và 96.351. Số ca nhiễm tại nước này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 282 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 142.058. Số người nhiễm nCoV tăng 13.155 trong 24 giờ qua, lên 4.745.464.
Tại châu Âu, số ca nhiễm virus theo ngày ở Nga đã tăng lên mức cao nhất kể từ hôm 16/6 khi giới chức nước này xác nhận thêm 8.135 ca mắc mới COVID-19.
Đại dịch COVID-19 tới 6 giờ sáng 29/9: Thế giới trên 33,5 triệu ca bệnh - Ảnh 2.

Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Incheon, Hàn Quốc ngày 17/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Hàn Quốc đã bắt đầu thực thi kế hoạch siết chặt giãn cách xã hội nhằm kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn trong các kỳ nghỉ sắp tới. Giai đoạn từ ngày 28/9-11/10 là giai đoạn đặc biệt tăng cường các biện pháp khống chế dịch bệnh, do có nhiều người sẽ đi lại trong dịp lễ Trung thu (kéo dài từ ngày 30/9 đến ngày 4/10).
Giới chức y tế kêu gọi người dân ở nhà trong các kỳ nghỉ lễ này. Để kiểm soát dịch tốt hơn, chính quyền đã công bố các quy định giãn cách cấp độ 2. Hàn Quốc ngày 28/9 ghi nhận thêm 50 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 23.661 ca. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày thấp nhất ở Hàn Quốc kể từ ngày 11/8 vừa qua. Số ca tử vong tăng thêm 5 ca lên 406 ca. Tỷ lệ tử vong là 1,72%, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.

Tại Đông Nam Á

Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 307.288 ca nhiễm và 5.381 ca tử vong, tăng lần lượt 3.073 và 37 ca.

Thủ đô Manila và các tỉnh lân cận áp đặt những biện pháp phòng dịch cho đến cuối tháng 9, hạn chế di chuyển không thiết yếu và cấm tụ tập đông người.  

Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 278.722 ca nhiễm, tăng 3.509 so với hôm trước, trong đó 10.473 người chết, tăng 87 ca. Thủ đô Jakarta đang siết chặt những biện pháp hạn chế, giảm thiểu hoạt động của các doanh nghiệp, trung tâm thương mại và nơi thờ phụng. Người dân không được dùng bữa tại nhà hàng và tới quán cà phê.

Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 27 người chết và 57.715 người nhiễm, tăng 15 ca. Phần lớn các ca nhiễm mới vẫn là người lao động nhập cư sống trong các khu ký túc xá.

Tính đến 6 giờ ngày 29/9, Việt Nam có tổng số 1.077 ca mắc COVID-19

trong đó 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca.

Hiện, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 15.897 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 270 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 10.625 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 5.002 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 là 2 ca, lần 2 là 4 ca, lần 3 là 13 ca.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19

Việt Nam có 4 nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 đó là: Đối tượng nhập cảnh trái phép, đối tượng nhập cảnh hợp pháp, nhưng không thực hiện nghiêm túc quy định cách ly, giám sát y tế; nguồn bệnh lưu hành trong cộng đồng; một số mặt hàng nhập khẩu được sản xuất hoặc vận chuyển qua các nước có dịch bệnh. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm lớn nhất là từ đối tượng nhập cảnh hợp pháp, không thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, giám sát y tế.

Vì vậy, thời gian tới

chúng ta vẫn phải tiếp tục ngăn chặn người nhập cảnh trái phép qua biên giới, thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ biên giới, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các đường dây đưa người nhập cảnh trái phép. Đặc biệt là công tác quản lý, giám sát đối tượng nhập cảnh hợp pháp, trong bối cảnh chúng ta mở lại các đường bay thương mại quốc tế.

Theo Bộ Y Tế

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG MIỀN TRUNG – KHỞI ĐẦU GIẤC MƠ NGHỀ NGHIỆP

Đăng ký trực tuyến