Mọi người từng nói rằng: “Trường học là ngôi nhà thứ hai của học sinh”. Quả thực đúng là như vậy, với thời lượng chương trình học như hiện nay, chúng ta luôn dành phần lớn thời gian ở trường, mối quan hệ với thầy cô, bạn bè trở nên thân thiết và gắn bó. Tuy nhiên, thực tế tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) đang diễn ra phổ biến và cũng là cụm từ chưa bao giờ hết hot trong môi trường học đường. Đối mặt với vấn đề này, chúng ta cần làm gì để giải quyết?

BLHĐ là những lời nói, hành vi bạo lực thô bạo, thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh và thậm chí là giữa học sinh với thầy cô giáo. Những hành vi và lời nói này xúc phạm nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần của người bị hại, gây những tác động xấu trong xã hội. Một thực tế đáng buồn là tình trạng BLHĐ đang có tình trạng gia tăng.

Mỗi ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội hay trong chính cuộc sống xung quanh chúng ta cũng có thể bắt gặp những vụ BLHĐ. Các nhóm học sinh, sinh viên tụ tập lại để xem 2 bạn học sinh “xử lý” lẫn nhau. Những nhóm học sinh hung bạo đánh đập thô bạo một bạn học sinh không có sức kháng cự. Đặc biệt là những vụ nữ sinh đánh nhau còn xé áo, xé quần nhằm làm nhục bạn rồi tung lên các trang mạng xã hội …

BLHĐ xuất phát từ nhiều nguyên nhân và để đến khi sự việc xảy ra, cùng ngồi lại để phân tích, chúng ta nhận ra có những nguyên nhân hết sức “lãng xẹt”, như: đánh bạn do nghĩ bạn liếc đểu mình; nổi máu anh hùng sợ các bạn khác bị ăn hiếp nên đứng ra bảo kê, đánh trước thị uy; mượn tiền bạn không cho nên mang hung khí đi chém bạn…Và cuộc ẩu đả thường xảy ra theo một quy trình, đầu tiên các em sẽ hẹn “nói chuyện”, thường đi theo nhóm, thành phần có thể là học sinh sinh viên trong trường hoặc có cả thành phần bên ngoài trường. Nếu gặp nhóm “dĩ hòa vi quý”, chịu nói lời xin lỗi trước thì hai bên “huề cả làng” ra về. Gặp nhóm “không vừa”, hai bên cãi cọ một hồi thì lao vào đánh đấm túi bụi rồi mạnh ai nấy chạy.

Khi trao đổi với một số học sinh trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vụ đánh nhau hay cả những học sinh đứng xung quanh cổ vũ, những câu trả lời của các em làm người nghe cảm thấy khó quên.

“Em thấy cũng bình thường thôi mà, đánh cỡ vậy đâu có chết ai đâu mà sợ”; “Thì trước sau gì cũng phải đánh nhau để phân định hơn thua, chứ cãi nhau bạn nào cũng cho là mình có lý”; “Không đánh nhau không quen, không biết ai là đại ca, cứ cổ vũ cho nó đánh một lần rồi thôi”; “So với bố mẹ đánh em, đánh kiểu đó không xi nhê gì thầy ơi”; “Đánh nhau vậy còn nhẹ, chứ khủng bố trên mạng hay chia bè phái tẩy chay nhau mới đau hơn cô ơi”; “Chúng em nhờ đánh nhau mà thân thiết đó cô”… Bên cạnh đó, học sinh cho rằng đánh nhau, bạo lực thể chất không đáng ngại, chỉ sợ bạo lực tinh thần, bạo lực lời nói, bạo lực trên mạng mới là “khủng bố” sát thương nhất.

Phần lớn học sinh trả lời vô tư, coi đánh nhau là chuyện bình thường, vô cảm trước nỗi đau của người khác vì mình từng đau khổ hơn, trong đó cũng có một phần nguyên nhân cốt lõi từ nhưng hành vi giáo dục con cái bằng bạo lực đòn roi của các bậc phụ huynh, dùng lời lẽ thậm tệ mắng nhiết, chì chiết khi con mắc lỗi gây ra nhưng tổn thương sâu sắc trong tâm hồn con trẻ và ảnh hưởng tới hành vi bạo lực của con sau này.

Những hành vi BLHĐ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với mọi người. Với những người bị hại, những hành vi bạo lực trên đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của họ. Gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ thường trực. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có con bị hại. Thậm chí có những vụ bạo hành gây mất mạng. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn.

Không chỉ có ảnh hưởng xấu đối với những người bị hại mà cả những người gây bạo lực cũng bị những ảnh hưởng tiêu cực. Chắc chắn các học sinh trực tiếp, gián tiếp tham gia đánh nhau và ngay cả học sinh đứng xem, cổ vũ việc đánh nhau, không ngăn cản hoặc báo với GCVN, nhà trường cũng đều sẽ bị kỉ luật, bị chê trách, làm ảnh hưởng tới sự nghiệp và tương lai. Nếu hành vi này không được giáo dục và thay đổi sẽ dẫn tới sự phát triển không toàn diện sau này.

Để bạo lực học đường không còn là nổi ám ảnh của mỗi học sinh, để thời gian ngồi trên ghế nhà trường là thời thanh xuân tươi đẹp nhất

Trong thời gian qua, MITC đã có những nổ lực trong việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình; từng bước hoạch định và tìm ra các giải pháp có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của HSSV; phối hợp chặt chẽ với gia đình, có biện pháp răn đe những học sinh vi phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế đến mức tối đa tình trạng BLHĐ và những hậu quả đáng tiếc do BLHĐ mang lại.

Về phía HSSV, chắc hẳn mỗi chúng ta đều không mong mình sẽ là nạn nhận của BLHĐ, chính vì thế cũng đừng vô tình hay cố ý biến mình thành người thực hiện hành vi BLHĐ với người khác. Bản thân mỗi người cần có những nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình, có cách điều chỉnh và rèn luyện bản thân theo những hướng tích cực hơn, hãy mở lòng tâm sự, chia sẻ với thầy cô, bày tỏ những vướng mắc về tình bạn, tình yêu, về kỹ năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ. Một điều không thể thiếu đối với các bạn học sinh sinh viên là chúng tra phải biết kiềm chế tính nóng giận của bản thân, giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng, khôn khéo. Đặc biệt là các bạn phải biết nói lời xin lỗi, không được để hành động đi trước suy nghĩ rồi sau này hối hận về điều mình làm. Tóm lại: Chỉ một mâu thuẫn nhỏ cũng trở thành nguyên nhân khiến học sinh dùng bạo lực giải quyết. Cái kết của BLHĐ không còn dừng lại ở việc kiểm điểm, đuổi học mà còn là chết chóc và nhà tù.

Bích Trâm

Đăng ký Tuyển sinh Trực tuyến
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên

Địa chỉ