Đại Học là một cánh cửa dẫn đến thành công, nhưng không phải là cánh cửa duy nhất - Ảnh 1.

Một trường đại học top đầu chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo và đôi khi, nó thể hiện xu hướng ngành ưu thế trong thời gian hiện tại. Ngoài ra, nó không đảm bảo bạn có thành công hay không. Điều này nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của giáo dục.

Hàng ngàn sinh viên thất nghiệp mỗi năm và kể cả trong phần may mắn có việc, có tới 60% làm trái ngành, hoặc công việc không đảm bảo nuôi sống bản than ở những thành phố đắt đỏ. Không khó để tìm thấy một cựu sinh viên Đại Học Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân hay Học viện Ngân hàng làm thuê ở những nhà máy, xí nghiệp, lãng phí tấm bằng cử nhân và bốn năm đại học – bốn năm tuổi trẻ.

Thời gian không chờ đợi ai cả và kiến thức không phải là thứ bất biến. Khi tấm bằng đại học trở nên vô giá trị, nhiều bạn vẫn cố “ngậm bồ hòn làm ngọt”, đu trên những thành phố lớn, vật lộn làm những công việc không tên kiếm sống từng ngày. Bị lãng quên ở những nơi ta không thuộc về là một bi kịch.

Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công!

Có một sự thật vừa đẹp đẽ vừa buồn tủi ấy là bức tranh về Hà Nội hay Sài Gòn luôn được diễn tả với hàng ngàn tia sáng, phồn thịnh, giàu có. Nhưng chúng ta đều biết rằng, ở đó vẫn tồn tại không ít những số phận mà ánh đèn lộng lẫy không thể chiếu tới. Trong số họ, có lẽ nhiều năm trước, đã từng tự hào vì tấm giấy báo đỗ đại học.

Hoặc một viễn cảnh khác, các “trạng nguyên” lại “vinh quy bái tổ”, nhưng khác với thời phong kiến, “trạng nguyên” bây giờ chẳng những không có đất, không có nhà mà còn phải “trở về với cái máng lợn cũ”, tiếp tục cuộc sống và bỏ đi khát vọng đổi đời.

Chưa kể, nếu chọn sai trường, điều này bi kịch hơn việc không học/trượt đại học rất nhiều. Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay chọn ngành theo xu hướng, hoặc theo con đường đã được vạch sẵn của gia đình. Khi bản ngã chưa đủ lớn, không thể trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”, “Tôi cần gì?”, “Tôi có thể làm gì?”, ta dễ dàng đánh mất cái tôi và “sống bằng cái đầu của người khác”.

Nên nhớ rằng, “cẩu thả trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng là bất lương.” (Nam Cao). Và nếu như chọn sai nghề, dễ gì người ta yêu và hết mình cẩn trọng với nó được. Tuổi mười tám, chúng ta được phép sai lầm, nhưng không phải sai lầm nào cũng dễ dàng sửa chữa.

Dĩ nhiên, chúng ta không ở đây để than vãn, đổ lỗi hay trách móc các trường đại học. Chúng ta ở đây để thống nhất với nhau rằng, trường đại học không thể thay đổi (hoàn toàn) cuộc đời ta. Đại học – suy cho cùng cũng chỉ là một con đường. Mà thành công thì không giới hạn hướng rẽ.

 

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG MIỀN TRUNG – KHỞI ĐẦU GIẤC MƠ NGHỀ NGHIỆP