“Tấc đất, tấc vàng” cụm từ quá quen thuộc khi nói về tầm quan trọng của đất đai. Không chỉ ngày xưa mà bây giờ câu chuyện về “đất” vẫn luôn là một đề tài sốt sình sịch, trong cơn bão bất động sản đầy biến động và tiềm năng. Với sự bùng nổ về bất động sản từ nhà ở đến các công trình, dự án hàng tỷ đô đã khiến cho ngành “công nghệ kỹ thuật trắc địa” từ một ngành truyền thống trở thành một ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn rộng khắp trên thế giới.

Công nghệ kỹ thuật trắc địa là ngành như thế nào?.
Công nghệ kỹ thuật trắc địa là một ngành thuộc nhóm ngành Khoa học Trái đất, bao gồm việc thu thập, phân tích và biểu diễn các thông tin đặc điểm vật lý của trái đất và môi trường xây dựng. Những thông tin này sẽ được xử lý, phân tích bởi các công nghệ tiên tiến nhất và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế xã hội như: quy hoạch thành phố và nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quản lý đất đai và quy hoạch sử dụng đất, thi công.

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Trắc địa đang thực hành đo đạc
Công nghệ kỹ thuật trắc địa sẽ học những gì?
Sinh viên khi học ngành Công nghệ kỹ thuật trắc địa sẽ có kiến thức cơ bản về trắc địa bản đồ, có khả năng sử dụng công nghệ và kỹ năng sử dụng các thiết bị đo đạc, các phần mềm chuyên ngành. Cụ thể như sau:
  • Trắc địa công trình: đào tạo các kỹ sư trắc địa công trình có thể thực hiện nhiệm vụ đo đạc, định vị, xây dựng và lập dự toán kinh tế kỹ thuật cho các dự án đảm bảo công tác trắc địa trong các loại công trình khác nhau như xây dựng, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm, quan trắc phục vụ đánh giá chất lượng kết cấu công trình.
  • Kỹ thuật Địa chính: đào tạo các kỹ sư có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về đo đạc địa chính và nắm vững kiến thức quản lý đất đai để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, thống kê, kiểm kê sử dụng đất, quản lý tài nguyên đất đai.
  • Công nghệ thông tin địa lý: đào tạo các kỹ sư có kiến thức về bản đồ số, thông tin không gian, kỹ thuật viễn thám để thực hiện việc thu thập dữ liệu không gian từ nhiều nguồn, xây dựng các loại bản đồ theo công nghệ mới, phân tích không gian phục vụ giải quyết các bài toán cụ thể, các công tác hỗ trợ ra quyết định liên quan đến không gian lãnh thổ.
Ngành  Công nghệ Kỹ thuật trắc địa ra trường làm gì?
 Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau như:
  • Chuyên viên khảo sát, thi công: Làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước về thủy lợi, giao thông, nông lâm nghiệp, hằng hải hay các công ty trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công các công trình.
  • Chuyên viên trắc địa, quản lý đất đai làm việc trong các cơ quan nhà nước, các viện từ Trung ương tới địa phương trong lĩnh vực trắc địa bản đồ, địa chính, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai.
  • Ngoài ra, bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên và khoáng sản, Ban Quản lý Dự án các khu kinh tế, khu công nghiệp, ban quản lý các dự về môi trường đô thị, công nghiệp, nông thôn, biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên…
Làm thế nào để trở thành chuyên viên trắc địa?
Với bề dày gần 45 năm hình thành và phát triển, tiền thân từ “địa chất” trường Cao đẳng Công Thương miền Trung tự hào là nơi đầu tiên tại Nam Trung Bộ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghệ kỹ thuật chất địa. Trên nền tảng hội nhập và đổi mới, với chương trình đào tạo đa dạng, theo sát học viên, nâng cao kỹ năng tay nghề. Tại đây, bạn có thể yên tâm học tập gửi gắm ước mơ trở thành một chuyên viên trắc địa thực tài, bản lĩnh. Liên hệ ngay với MITC qua hotline: 0869291168 hoặc truy cập vào web: http://mitc.edu.vn/ để được tư vấn hỗ trợ nhé!
Thanh Huyền