Bạn muốn làm Kỹ sư ngành công nghệ ô tô hoặc Kỹ thuật viên vi tính? dù là gì thì hãy đặt các mục tiêu như tốt nghiệp phổ thông, vào trường nào?học ngành gì?… để biết mình đang hướng đến con đường nào.
Chúng ta không bao giờ có thể dự đoán trước tương lai, nhưng lại có thể định hướng con đường tương lai phù hợp với bản thân. Và để làm được như vậy, không có cách nào tốt hơn việc đặt mục tiêu cho chính mình. Những mục tiêu quan trọng, dài hạn sẽ giúp bạn đạt được công việc mơ ước của mình. Tuy rằng những mục tiêu như vậy có thể làm bạn chán nản hoặc ức chế, bạn vẫn nên sắp đặt con đường tương lai của mình một cách hợp lý, bước từng bước đến công việc hằng mong ước.
Có những ý kiến phản đối, cho rằng đặt mục tiêu sẽ làm cho con người căng thẳng, thế nhưng hầu hết đều không có ai chứng minh được như vậy là đúng. Khi bạn đặt mục tiêu, bạn sẽ tăng khả năng thành công của mình.
Trong một nghiên cứu của nhà tâm lý học Gail Matthews vào 2015, khi một người viết ra những mục tiêu của mình, họ thành công hơn những người tưởng tượng những viễn cảnh thành công của bản thân 33%. Do đó, mục tiêu đạt được công việc mơ ước sẽ là những thứ mà bạn hướng tới. Khi không có mục tiêu, bạn có thể dẫm phải nhiều chông gai hơn là khi bạn đã định hướng được rõ ràng.
Đặt mục tiêu và tưởng tượng ra thành quả của nó khác nhau một trời một vực, giống như việc đặt bia để bắn và tưởng tượng ra bia để bắn. Rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn khi bia bạn bắn trúng là thật chứ không phải ảo tưởng.
Mục tiêu cũng vậy, bạn sẽ thành công hơn khi bạn đặt mục tiêu một cách thực sự. Ngay cả khi việc đặt mục tiêu của bạn là có lý do riêng, rõ ràng bạn thấy rằng việc đó nhiều khả năng nhất là giúp bạn có công việc hằng mong ước.
Ví dụ: Bạn muốn làm kỹ sư thực hành chuyên ngành điện công nghiệp làm trong các khu công nghiệp hoặc muốn trở thành kỹ sư thực hành chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm … Hãy đặt các mục tiêu như tốt nghiệp phổ thông, nộp hồ sơ vào trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, học ngành mình đã định hướng… Với những mục tiêu thực tiễn này, bạn có thể đạt được tấm bằng Kỹ sư vì biết mình đang chiến đấu vì cái gì? Hơn nữa, đặt mục tiêu có thể động viên bạn và dẫn lối bạn tới thành công.
Nhiều ý kiến phản đối cho rằng mục tiêu đặt ra thường dựa trên những cảm xúc nhất thời chứ không phải ý chí. Một ví dụ điển hình, có người cho rằng: “Mục tiêu quá khắt khe và không tạo đủ không gian để phấn đấu”.
Nhưng khi đặt mục tiêu, cách bạn hoàn thành mục tiêu đó phụ thuộc vào cách bạn muốn hoàn thành nó. Một số người khác lại cho rằng: “Mục tiêu làm con người quá mệt mỏi và không đáng để đặt mục tiêu”. Thế nhưng, bạn sẽ thành công nhiều hơn khi bạn đặt mục tiêu, và mục tiêu gây stress cho bạn như thế nào đều phụ thuộc vào bạn.
Tóm lại, đặt mục tiêu sẽ phá bỏ dây xích bấy lâu nay đã còng bạn lại khỏi sự thành công. Thậm chí, việc đó đã được chứng minh sẽ tăng xác suất thành công của bạn. Không đặt ra mục tiêu cụ thể, bạn sẽ mắc phải nhiều sai lầm, làm con đường đến với công việc mong muốn bị kéo dài ra. Có thể thấy, đặt mục tiêu rõ ràng vẫn luôn là bước đi đúng đắn. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, cứ cố gắng với mục tiêu rõ ràng, bạn nhất định sẽ thành công.
Theo Internet
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG MIỀN TRUNG – KHỞI ĐẦU GIẤC MƠ NGHỀ NGHIỆP