Tính đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi cho 991 trường hợp trong tổng số 1069 ca mắc COVID-19, hiện chỉ còn 43 trường hợp đang được điều trị bệnh tại các cơ sở y tế. Đến thời điểm này Việt Nam không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.

 

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h00 ngày 24/9/2020, theo thống kê của worldometers.info:
*Thế giới: 32.090.148 người mắc; 981.923 người tử vong, 23.674.044 người khỏi bệnh.
215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
– Việt Nam đứng thứ 165/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 1069 ca mắc COVID-19
Trong đó:
– Số ca điều trị khỏi: 991 ca.
– Số ca bệnh đang được điều trị: 43 ca.
– Số ca tử vong: 35 ca
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay
Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng
Số TH đang được cách ly tập trung
Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế
378
691
13.409
7.181
1. Tính đến 9h ngày 24/9: Việt Nam có tổng cộng 378 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
+ Từ 18h ngày 23/9 – 6h sáng 24/9: ghi nhận 1 ca mắc mới.
2. Số ca bình phục trong 24h qua: 10 ca
3. Số ca tử vong tới nay: 35 ca
4. Số ca tiến triển tốt:
– Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2:  9 ca.
– Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 6 ca.
-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 10 ca
5. Số người cách ly: 20.590 người
– Cách ly tập trung tại bệnh viện: 336 người
– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.073 người
– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú:  7.181 người
6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 378 ca
7. Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay:  551 ca
8. Nhận xét:
– Đến 9h sáng ngày 24/9,  toàn thế giới đã vượt quá 32 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 980.000 người đã tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở  213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện đã có hơn 23  triệu người khỏi bệnh.

Tính đến 9h ngày 24/9:

Hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với hơn 7.000.000 ca nhiễm và hơn 200.000 ca tử vong. Ở châu Á, số ca nhiễm tại Ấn Độ tiếp tục tăng trong ngày 23/9, chỉ một ngày sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong gần 1 tháng. Theo số liệu của y tế liên bang, trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã ghi nhận 83.347 ca nhiễm mới và 1.085 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca nhiễm và tử vong tại Ấn Độ hiện là 5.646.010 ca và 90.020 ca.
– Tại Việt Nam, trong 1 ngày qua ghi nhận thêm 1 ca nhập cảnh, đã được quản lý ngay. Đến nay, đã 22 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới tại cộng đồng. Mặc dù đã cơ bản kiểm soát các ổ dịch, tuy nhiên tại các đô thị lớn, mật độ dân cư cao, nguy cơ lây nhiễm vẫn còn, tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là của người dân đối với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang khi ra ngoài, tụ tập ăn uống, vui chơi đông người…

*Về công tác chỉ đạo, điều hành

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội mới đây, Sở Y tế Hà Nội lo ngại, khi dịch bệnh được kiểm soát thường phát sinh tâm lý chủ quan trong công tác phòng chống dịch, trong khi trên thế giới, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, số ca mắc mới và tử vong hằng ngày còn ở mức cao trong đó có các nước khu vực Đông-Nam Á.  Ngay sau khi thành phố Hà Nội cho phép quán bar, vũ trường, quán karaoke hoạt động trở lại, số lượng người đến các quán bar và khu phố Tạ Hiện rất đông. Còn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống lơ là các biện pháp phòng dịch. Trước tình trạng này,  UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, công tác phòng, chống cháy nổ của các cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán bar, vũ trường, karaoke… kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, không tuân thủ theo quy định.
Từ hôm nay thành phố Hội An chính thức mở cửa trở lại. Từ ngày 24/9 cho tới hết ngày 31/10, khách du lịch mua vé tham quan phố cổ sẽ được giảm 50%. Mặc dù tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản đã được kiểm soát, để du lịch Hội An mở cửa đón khách trở lại an toàn, du khách khi đến đây cần  thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn… theo quy định của ngành y tế.

* Về công tác điều trị, xét nghiệm:

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 991 bệnh nhân COVID-19/1.069 ca mắc. Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 9 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 6 ca, số ca âm tính lần 3 là 10 ca.
Trong thời gian qua, đã có  10 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh bao gồm: BN511, BN512, BN513, BN516, BN526, BN746, BN959, BN960, BN1035, BN1039. Đặc biệt tại Đà Nẵng, ngày 23/9/2020, BN936 được công bố khỏi bệnh tại Trung tâm Y tế Huyện Hòa Vang. Như vậy, đến thời điểm này, Đà Nẵng đã hoàn toàn “sạch” bệnh nhân COVID-19, đánh dấu tròn 2 tháng thành phố căng mình chiến đấu với dịch bệnh.. Sau khi có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân đã được bệnh viện cho xuất viện và đưa về tận nhà cách ly 14 ngày dưới sự giám sát, theo dõi của cơ sở y tế địa phương. Ngành y tế Đà Nẵng đã đạt được mục tiêu điều trị thành công cho các bệnh nhân COVID-19 có nhiều bệnh nền với yếu tố quyết định là nguồn nhân lực tại chỗ được sự hỗ trợ từ các chuyên gia của Bộ Y tế và nhân lực y tế các tỉnh.
Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này Việt Nam không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng. Số ca tử vong ở nước ta là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Bộ Y tế đã ban hành Sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới”, theo đó mỗi cá nhân sống trong hộ gia đình phải:
-Thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân gồm:
+ Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
+ Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
+ Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết; hạn chế tụ tập đông người.
+ Không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
– Vệ sinh nhà cửa, lau bề mặt, nền nhà, vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện… vệ sinh ít nhất 01 lần/ngày.
– Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.
– Đảm bảo thông thoáng không khí trong nhà; thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ.
– Liên hệ các cơ sở y tế để khai báo và được tư vấn, cập nhật tình hình sức khỏe qua ứng dụng khai báo y tế khi hộ gia đình có người già, người cao tuổi, người có bệnh nền, bệnh mãn tính có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
– Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Chủ động khai báo tạm trú, tạm vắng đối với khách đến lưu trú….
Theo Bộ Y Tế

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG MIỀN TRUNG – KHỞI ĐẦU GIẤC MƠ NGHỀ NGHIỆP

Đăng ký trực tuyến