Trong bối cảnh toàn cầu bước vào kỷ nguyên số hóa mạnh mẽ, chuyển đổi số không còn là xu thế mà đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục nghề nghiệp. Tại Việt Nam, Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ: giáo dục là một trong tám lĩnh vực trọng tâm cần ưu tiên chuyển đổi số trong giai đoạn 2021–2030. Hưởng ứng chủ trương đó, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số, từng bước hiện thực hóa tầm nhìn trở thành trường nghề hiện đại, hội nhập quốc tế.

Chuyển đổi số – động lực tất yếu trong giáo dục nghề nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý và đào tạo tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung 1

Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, chuyển đổi số không đơn thuần là việc đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ giảng dạy, quản lý, mà còn là quá trình tái cấu trúc toàn diện: từ mô hình đào tạo, phương thức quản lý, đến trải nghiệm học tập của người học. Mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng giáo dục, tối ưu vận hành, cá nhân hóa việc học và chuẩn bị lực lượng lao động có kỹ năng số đáp ứng yêu cầu thị trường.

Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tập trung vào bốn trụ cột chính:

  • Đào tạo trực tuyến và học liệu số;

  • Chuyển đổi số trong giảng dạy và quản lý đào tạo;

  • Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI);

  • Quản lý số toàn diện, đồng bộ và hiệu quả.

Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung – Dấu ấn tiên phong trong chuyển đổi số

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý và đào tạo tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung

TS. Nguyễn Trung Hòa – Giám đốc TT Đào tạo và HTQT, chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ AI, giới thiệu và hướng dẫn về công nghệ AI trong buổi Tọa đàm dành cho HSSV MITC

Với tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đã xác định chuyển đổi sốnhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong công tác quản lý và đào tạo. 

Trong thời gian qua Nhà trường đã triển khai đồng bộ hệ thống quản lý số hóa trên các nền tảng tiên tiến. Nền tảng Bitrix24 để quản lý công việc, văn bản nội bộ, kế hoạch giảng dạy, đánh giá tiến độ. Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS) nhằm hỗ trợ đăng ký môn học, phân phối học liệu số, quản lý bài tập, chấm điểm và phản hồi nhanh chóng. Nhà trường cũng đã số hóa quy trình hành chính: Từ tuyển sinh, xét tốt nghiệp, đăng ký học phần đến giải quyết các thủ tục hành chính, tất cả đều được thực hiện trên môi trường số, giảm thiểu thủ tục giấy tờ, tăng tốc độ xử lý và tính minh bạch. Nhờ đó, thời gian xử lý công việc hành chính – đào tạo giảm trung bình 30–50% so với phương pháp truyền thống, đồng thời nâng cao trải nghiệm dịch vụ giáo dục đối với sinh viên và phụ huynh.

Chuyển đổi số trong giảng dạy được Nhà trường đẩy mạnh xây dựng bài giảng số hóa. Hiện tại, Trường đã số hóa được hơn 500 bài giảng điện tử thuộc nhiều lĩnh vực: kỹ thuật công nghệ, du lịch, kinh tế, ngoại ngữ. Sử dụng công nghệ AI hỗ trợ giảng dạy thông qua các ứng dụng trợ giảng ảo, hệ thống kiểm tra đánh giá tự động, chatbot trả lời thắc mắc học tập 24/7.
Nhà trường đặc biệt chú trọng phát triển năng lực số cho đội ngũ viên chức, người lao động. Sự trưởng thành về năng lực số của đội ngũ là nền tảng vững chắc giúp Nhà trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong mọi mặt hoạt động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý và đào tạo tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung 3

Một buổi giảng dạy trực tuyến của ngành Công nghệ thông tin tại trường Cao đẳng Công Thương miền Trung

Không chỉ dừng lại ở quản lý nội bộ và giảng dạy, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung còn từng bước hình thành hệ sinh thái giáo dục số mở, bao gồm:

  • Kết nối doanh nghiệp qua nền tảng số: Hợp tác đào tạo thực hành, khảo sát nhu cầu tuyển dụng, tổ chức phỏng vấn trực tuyến.

  • Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Hỗ trợ sinh viên, giảng viên triển khai dự án nghiên cứu – khởi nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0.

  • Tham gia mạng lưới giáo dục số quốc gia: Liên kết với các trường cao đẳng, đại học, trung tâm nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Tầm nhìn phát triển: Tiên phong trong giáo dục nghề nghiệp số hóa

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý và đào tạo tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung 2

Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung được vinh danh tại Lễ biểu dương Doanh nghiệp, doanh nhân, tri thức, nhà khoa học trẻ tiêu biểu tại Hà Nội 

Hướng đến năm 2030, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đặt mục tiêu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp số hóa toàn diện tại khu vực Nam Trung Bộ – Tây Nguyên, phát triển tối thiểu 80% chương trình đào tạo ứng dụng mô hình học tập số hóa linh hoạt. Xây dựng hệ thống quản trị nhà trường thông minh trên nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo.
Đây không chỉ là một cam kết mà còn là trách nhiệm, là khát vọng khẳng định vị thế tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục nghề nghiệp quốc gia, đúng theo tinh thần chỉ đạo tại Quyết định 749/QĐ-TTg và Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đến năm 2030.

Chuyển đổi số tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung không chỉ là sự thay đổi về công nghệ, mà còn là sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy, phương thức tổ chức và chất lượng giáo dục. Với quyết tâm đổi mới, tầm nhìn dài hạn và sự đồng lòng của toàn thể viên chức, người lao động, giảng viên, sinh viên, Nhà trường đang từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành một trường học thông minh, sáng tạo và hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên số.

Để biết thêm thông tin chi tiết về trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, bạn có thể theo dõi trên website…. của trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, liên hệ ngay hotline: 086.929.1168 để được hỗ trợ tư vấn, hoặc liên hệ Zalo: https://zalo.me/mitcvn 

Đình Phú

Đăng ký Tuyển sinh Trực tuyến
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên

Địa chỉ