Ngày 17/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản trị tổ chức, quản trị trường học và dạy học, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam”, chương trình được Trung tâm SEAMEO CELLL chủ trì và Trung tâm Giáo dục – Đào tạo phía Nam (Bộ GD&ĐT) phối hợp cùng Cognotiv Việt Nam thực hiện.

Trường cao đẳng Công Thương miền Trung là thành viên của SEAMEO CELLL từ năm 2022  cũng tham gia Hội thảo này và đã có những chia sẻ về kinh nghiệm, các kết quả Trường đạt được trong việc triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác chuyên môn của Trường.

TS Lê Thị Mỹ Hà và ThS Nguyễn Văn Đức ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên

SEAMEO CELLL là Trung tâm Khu vực về Học tập suốt đời của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á được thành lập theo quyết định số 1561/QĐ-BGDĐT ngày 23/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trung tâm SEAMEO CELLL chính thức được khu vực và quốc tế công nhận khi Bản thỏa thuận được ký giữa Chính phủ Việt Nam và SEAMEO vào ngày 20/3/2013 tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 47 (SEAMEC 47).

Lãnh đạo Nhà trường và Tổng cục GD NN, Ban GĐ SEAMEO CELLL tại Hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về việc ứng dụng ICT và AI trong giáo dục tại các quốc gia Đông Nam Á và giới thiệu một nền tảng giáo dục trực tuyến toàn diện, giúp việc quản lý lớp học, triển khai chương trình, giảng dạy và học tập hiệu quả hơn trong thời kỳ chuyển đổi số.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc khẳng định: “AI đang là một xu hướng toàn cầu, được sử dụng để thúc đẩy đổi mới, tinh gọn hoạt động và nâng cao trải nghiệm học tập. Những nhà quản lý trong ngành giáo dục cần có trách nhiệm khám phá và nắm bắt sự phát triển này, đảm bảo luôn đi đầu và cung cấp những điều tốt nhất cho tổ chức và học sinh của mình”.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản trị tổ chức, quản trị trường học và dạy học, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam”. Ảnh: Thủy Phạm

Trong giảng dạy, AI mang đến triển vọng về cá nhân hóa giáo dục, cho phép chúng ta điều chỉnh giáo dục theo nhu cầu và phong cách học tập của từng học sinh. Với AI, chúng ta có thể tạo ra môi trường học tập tương tác và linh hoạt hơn, đảm bảo rằng mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển ở bất kể xuất phát điểm nào.

TS Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc SEAMEO CELLL phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc SEAMEO CELLL nhấn mạnh: “Trong những năm gần đây, việc tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản trị tổ chức và đặc biệt là trong giáo dục, đã trở thành một xu hướng với tiềm năng định hình lại quá trình quản lý tổ chức trường học và các quy trình học tập”.

Các đại biểu Ban TC và thành viên SEAMEO CELLL

TS Mỹ Hà chia sẻ thêm: “ICT và AI mở ra những cơ hội chưa từng có để nâng cao kết quả hoạt động, nâng cao chất lượng giáo dục và mở rộng phạm vi học tập vượt ra ngoài môi trường lớp học truyền thống”.

Theo UNESCO thì “trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng giải quyết một số thách thức lớn nhất trong giáo dục hiện nay, đổi mới các phương pháp giảng dạy và học tập, và đẩy nhanh tiến độ hướng tới SDG 4”.

Ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực giáo dục

Ông Lê Thắng Lợi, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Phát triển Giáo dục – Đào tạo phía Nam nhận định, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, quyết tâm xây dựng quốc gia cường thịnh.

Để đạt mục tiêu cao cả này, như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu tại Mỹ, con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại, không thể thiếu sự đoàn kết quốc tế trong sáng, sự ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế.

Theo ông Lê Thắng Lợi, việc giao lưu, hợp tác quốc tế, đặc biệt với các nước trong khu vực là quan trọng, nhằm thúc đẩy sự phát triển.

Trong đó, giao lưu, hợp tác về giáo dục và đào tạo cần được ưu tiên trước do tính phổ quát và tầm quan trọng của nó. Đồng thời, sản phẩm của giáo dục là con người, mà con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội.

Hợp tác quốc tế giáo dục hiệu quả sẽ tạo ra những thế hệ công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ toàn cầu hoá.

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng: Bối cảnh ứng dụng AI vào quản trị tổ chức, quản trị trường học, và giảng dạy tại một số quốc gia Đông Nam Á; Ứng dụng AI vào quản trị tổ chức, quản trị trường học, vào giảng dạy và xu hướng ứng dụng AI trong tương lai…

Đồng thời, tại hội thảo, các chuyên gia cũng trao đổi về nhiều mô hình, công cụ học tập bằng AI; các ứng dụng của AI trong việc phát triển con người.

Trung Hòa TH

(Theo Báo GD TĐ & Dân Việt)

Đăng ký Tuyển sinh Trực tuyến
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên

Địa chỉ