“Sáng tạo trong những sáng tạo” là cụm từ để nói về thầy Võ Quốc Dũng – Trưởng Bộ môn Điện kỹ thuật, Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung. Vào trường từ năm 1997, đã 24 năm gắn bó trong sự nghiệp trồng người, truyền nghề, với sự tận tụy và tinh thần mẫu mực của người thầy giáo, thầy Dũng đã để lại biết bao tình cảm mến thương trong lòng nhiều thế hệ học sinh sinh viên.

Có thể thấy ngọn lửa yêu nghề và tinh thần sáng tạo được khẳng định từ những thành tích mà thầy đã đạt được trong nhiều năm qua. Điển hình là giải nhì với mô hình “Lắp đặt điện nhà thông minh” hội thi thiết bị dạy học toàn quốc năm 2019, không những thế ba năm liền thầy còn đạt thành tích chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, vinh dự là giảng viên được tham gia hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021. Thầy Dũng – TBM Điện kỹ thuật còn rất tích cực trong các hoạt động phong trào của nhà trường. Có thể nói, ở cương vị nào Thầy cũng là một cá nhân tiêu biểu, xuất sắc, năng động, nhiệt tình, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.

Thầy Võ Quốc Dũng trong Hội giảng nhà giáo GDNN năm 2021 bằng hình thức trực tuyến
Ngoài ra trong phương pháp giảng dạy của mình, thầy Dũng luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo, lựa chọn giảng dạy theo hướng tích hợp, “lấy người học làm trung tâm” vừa hướng dẫn cho sinh viên trao đổi về kiến thức chuyên môn vừa hướng dẫn sinh viên nắm chắc về thực hành tay nghề và các kỹ năng mềm. Không chỉ đạt được nhiều thành tích ở các đề tài nghiên cứu khoa học có tầm vĩ mô trên toàn quốc và khu vực. Thầy Dũng còn dành tâm huyết và thời gian cho các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên mình. Hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho lớp cao đẳng liên thông Điện khóa 43 là một trong những điều để lại rất nhiều dấu ấn cho thầy bởi trong quá trình thầy và trò hoàn thành khóa luận đã gặp những khó khăn về việc đầu tư thiết bị và kinh phí, song với sự đồng lòng thầy và trò đã vượt qua được những trở ngại đó. 
Thầy Dũng – TBM Điện kỹ thuật chia sẻ: “Các lớp cao đẳng liên thông hiện giờ đang làm việc ở các nhà máy, do đó giáo viên của khoa điện tự động hóa cũng mạnh dạn áp dụng những công nghệ để hướng dẫn các em làm các sản phẩm có tính ứng dụng tương đương với nhà máy. Ví dụ như đối với nhà máy đường thì ứng dụng hệ thống băng tải và biến tần để điều khiển hệ thống lò hơi, hệ thống máy ép. Đối với thủy điện thì ứng dụng biến tần và PLC để điều khiển các hệ thống bơm nước cho thủy điện, đối với các em làm việc ở doanh nghiệp thì ứng dụng biến tần và PLC vào điều khiển các hệ thống thang máy… Từ những điều trên có thể thấy được, khóa luận lần này có tính ứng dụng rất cao vào thực tế, từ môi trường làm việc của các em”. 
Thầy Dũng chia sẻ thêm: “Và một điều đặc biệt, một thành tựu rất lớn từ khóa luận lần này nữa đó chính là các đề tài khóa luận sẽ trở thành sản phẩm để ứng dụng giảng dạy ở các lớp sau. Nó sẽ trở thành mô hình dạy học, ngoài ý nghĩa về mặt khoa học nó còn có ý nghĩa về mặt sản phẩm cho thiết bị đồ dùng dạy học để các sinh viên khóa sau được nghiên cứu, thực học- thực nghiệp ngay tại nhà trường”.
Có thể thấy thầy Dũng không chỉ là tấm gương “Thực tâm – Thực tài – Thực nghề”, “Gương mẫu, sáng tạo” mà thầy còn là người truyền cảm hứng tinh thần yêu nghề cho từng lớp sinh viên. Dù trong hoàn cảnh nào thầy cũng luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc của mình, luôn nỗ lực triển khai các nhiệm vụ trọng điểm để cùng phát triển, đóng góp vào việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ chung của trường Cao Đẳng Công Thương miền Trung.
Thanh Huyền

Đăng ký Tuyển sinh Trực tuyến
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên

Địa chỉ