Môi trường học đường là nơi để HSSV rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã xảy ra rất nhiều sự việc đau lòng liên quan đến môi trường học đường: nữ sinh đánh nhau, lột đồ của bạn, nam sinh tự tử vì áp lực thi cử, giáo viên xúc phạm và hành hung học sinh, gian lận thi cử,… Những biến cố đáng tiếc này xuất phát từ sự thiếu chú ý đến tâm lý của HSSV từ phía Nhà trường và gia đình khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì (Phổ thông) và năm đầu tiên của hệ đại học, cao đẳng – thời kỳ mà HSSV trải qua những biến động lớn về tâm – sinh lý và môi trường học tập. Vì vậy, việc tham vấn tâm lý học đường không chỉ giúp HSSV hiểu rõ giá trị bản thân mình mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Nhà trường và cả xã hội.

  1. Tham vấn tâm lý là gì?

Tham vấn có tên tiếng Anh là “Couselling”. Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng vốn kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.

          Tham vấn tâm lý học đường là một quá trình nhằm hỗ trợ tâm lý không chỉ cho HSSV mà còn cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh HSSV, nhưng đối tượng đặc biệt được quan tâm trên hết là HSSV. Tham vấn tâm lý học đường giúp cho HSSV có khả năng giải quyết được những vấn đề đang đối mặt như vấn đề học tập, thi cử, mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, cha mẹ,… bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng, và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét kỹ lưỡng các quan điểm khác nhau. Từ đó giúp HSSV tự lựa chọn được hướng giải quyết tốt nhất của vấn đề, đồng thời giúp họ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, sống vui tươi, hồn nhiên đúng với lứa tuổi của mình.

ThS. BS. Phạm Văn Giào, Viện trưởng – Viện Ứng dụng Khoa học Tâm lý – Giáo dục trong chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường” tại MITC.

  1. Vai trò của hoạt động tham vấn tâm lý đối với học sinh sinh viên

Chương trình “Tập huấn công tác cố vấn học tập và chăm sóc người học năm học 2023-2024”

– Hoạt động tham vấn giúp giải quyết những vấn đề tâm lý đang tồn tại của HSSV mà còn đánh thức năng lượng tích cực bên trong HSSV. Nó là nguồn động viên, giúp họ nhìn nhận những thách thức cũng như cơ hội của bản thân trong sự phát triển không ngừng cả xã hội.

– Tham vấn tâm lý không chỉ là nơi giải đáp những câu hỏi về bản thân mà còn là chiếc cầu nối tới tương lai. Nó giúp HSSV khám phá đam mê, kỹ năng và giác quan cá nhân, từ đó định hình hướng đi trong sự nghiệp.

– Những buổi tham vấn không chỉ làm giàu tâm hồn cá nhân mà còn tạo ra không gian chia sẻ và hiểu biết trong cộng đồng học thuật. Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mọi người hỗ trợ lẫn nhau trên hành trình chinh phục kiến thức.

– Hoạt động tham vấn không chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề mà còn mở ra những cơ hội phát triển cá nhân. Nó là một chiếc cánh cửa cho việc khám phá và phát triển tiềm năng, từ khía cạnh tinh thần đến khía cạnh xã hội.

– Học tập không chỉ là việc hấp thụ kiến thức mà còn là hành trình tự khám phá và phát triển. Hoạt động tham vấn tâm lý giúp xác định mục tiêu, quản lý thời gian và phương pháp học tập hiệu quả.

– Tham vấn tâm lý không chỉ giúp cá nhân mà còn tạo ra sự liên kết tinh thần trong cộng đồng học thuật. Nó xây dựng cầu nối tới sự đồng lòng, sự hỗ trợ và tạo nên một môi trường mở cửa cho sự chia sẻ.

  1. Một số giải pháp để nâng cao hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh sinh viên tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung

Để nâng cao vai trò của tham vấn tâm lý tại các trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, cần thiết phải xây dựng một hệ thống hỗ trợ tâm lý toàn diện và hiệu quả cho HSSV. Dưới đây là một số giải pháp:

– Thành lập phòng tham vấn tâm lý chuyên nghiệp với đội ngũ tham vấn tâm lý có chuyên môn cao. Cung cấp dịch vụ tư vấn cá nhân, nhóm, và các chương trình đào tạo kỹ năng sống cho HSSV.

Hoạt động lên kế hoạch, nhìn nhận tình huống trong vấn đề liên quan đến tâm lý người học

– Nhà trường cần xây dựng kế hoạch hoạt động tham vấn cụ thể theo từng năm học, đa dạng hóa các hoạt động tham vấn học đường cho giáo viên, HSSV và khi cần thiết cho cả phụ huynh. Tổ chức các buổi tư vấn định kỳ để theo dõi sức khỏe tâm lý của HSSV. Những buổi này không chỉ giúp nhận diện vấn đề tâm lý sớm mà còn hỗ trợ HSSV trong việc xử lý áp lực và thách thức học tập.

– Đào tạo lực lượng chăm sóc người học có kỹ năng nhận biết các dấu hiệu về vấn đề tâm lý và cách hỗ trợ HSSV. Tư vấn cho HSSV các phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng và áp lực trong quá trình học tập.

Đội ngũ giáo viên được trao giấy chứng nhận trong chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường”

–  Đẩy mạnh hoạt các câu lạc bộ đã thành lập trong nhà trường, qua đó HSSV có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau. Các hoạt động như các buổi thảo luận, sự kiện xã hội và các hoạt động ngoại khóa có thể giúp xây dựng một môi trường hỗ trợ tích cực.

– Tạo ra các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến để HSSV có thể tiếp cận thông tin về tâm lý, tài liệu hỗ trợ, và thậm chí là các buổi tư vấn trực tuyến khi cần thiết.

– Tăng cường công tác hợp tác với các tổ chức bên ngoài như bệnh viện tâm thần và các trung tâm tư vấn tâm lý cộng đồng, để đảm bảo HSSV có sự hỗ trợ toàn diện khi cần thiết.

– Tổ chức các cuộc đánh giá định kỳ về tâm lý của sinh viên và tổng hợp dữ liệu để đưa ra các chiến lược cụ thể và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tham vấn.

Linh Nguyễn

TT Tuyển sinh và QHDN

Đăng ký Tuyển sinh Trực tuyến
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên

Địa chỉ