Trong hai ngày 06 và 07 tháng 07 năm 2016, Hội đồng nghiên cứu Khoa học Trường CĐ CN Tuy Hoa đã tiến hành tổ chức nghiệm thu 2 đề tài NCKH cấp Trường và 12 sáng kiến.

Kết quả nghiệm thu 2 đề tài cấp Trường đều được đánh giá đạt loại Khá và trong số 12 sáng kiến thì có 2 sáng kiến được công nhận ở mức độ cấp Trường, còn lại 10 sáng kiến được xếp loại ở mức độ cấp Phòng, Khoa.

Trong đợt nghiệm thu đề tài, sáng kiến lần này, Hội đồng Khoa học rất quan tâm và đánh giá cao đề tài NCKH cấp Trường với nội dung “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên ngành may công nghiệp tỉnh Phú Yên” do NGƯT, Tiến sĩ Trần Đắc Lạc, Hiệu trưởng Nhà trường chủ nhiệm đề tài cùng với các cộng sự là giảng viên Khoa Kinh tế – Du lịch thực hiện. Nội dung đề tài mang tính ý nghĩa thời sự rất cao, kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ có tính ứng dụng riêng cho ngành may công nghiệp tại tỉnh Phú Yên mà còn có thể được áp dụng trong nhiều đơn vị, ngành nghề khác nhau.

1-nghiem-thu-de-tai-nckh-cap-truong-sang-kien-nam-hoc-2015-2016

Ông Đinh Văn Trang Phó Tổng giám đốc Cty CP IDP Phú Yên tham gia phản biện đề tài “Các nhân tố

ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên ngành may công nghiệp tỉnh Phú Yên”

Như chúng ta đã biết, một thành phần quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào cũng luôn cần được quan tâm đầu tiên đó chính là đội ngũ nhân viên. Nhân viên là một nhân tố quan trọng để mang lại tính khả thi và khả năng cạnh tranh của mỗi tổ chức. Hơn thế nữa, sự tham gia gắn bó của nhân viên là tài sản vô giá đối với mỗi tổ chức trong giai đoạn cạnh tranh nguồn nhân lực khốc liệt như hiện nay. Đề tài đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên ngành dệt may. Đồng thời tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự gắn bó của nhân viên. Từ đó phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến sự tham gia gắn bó công việc của nhân viên. Và cuối cùng tìm ra cơ sở khoa học, đề nghị một số giải pháp, kiến nghị để kích thích tâm lý của người lao động nhằm tăng sự gắn bó của họ với các công ty thuộc lĩnh vực ngành may công nghiệp để góp phần tăng hiệu quả và tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong số 12 sáng kiến được nghiệm thu lần này, phải kể tới 1 sáng kiến nổi bật được Hội đồng khoa học đánh giá có tính hiệu quả và khả năng áp dụng thực tiễn cao tại các đơn vị, phòng thí nghiệm cần sử dụng đến nước cất, đó chính là sáng kiến “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy chưng cất nước một lần tự động” của tác giả Lưu Quốc Toản là nhân Viên Kỹ Thuật thuộc Phòng Quản trị. Với niềm đam mê sáng tạo, chàng trai trẻ này đã liên tục cho ra đời các thiết bị gây chú ý và sự quan tâm của cộng đồng. Năm 2014, anh Toản đã tự mày mò thiết kế và chế tạo máy ươm rau mầm tự động. Và lần này là chiếc “máy chưng cất nước một lần tự động”.

2-nghiem-thu-de-tai-nckh-cap-truong-sang-kien-nam-hoc-2015-2016

Các thành viên Hội đồng khoa học đang xem xét & đánh giá thiết bị “máy chưng cất nước một lần tự động”

Được biết, những máy chưng cất nước hiện có trên thị trường thường có một số nhược điểm như: máy làm bằng chất liệu thủy tinh hoặc kẽm, dễ vỡ và biến dạng khi va đập; chi phí đầu tư cao, độ bền, hiệu quả đem lại thấp; thời gian nước cất bắt đầu chảy ra dài, khoảng từ 10-15 phút, tiêu hao nhiều điện năng; đặc biệt là một số máy không có chức năng cảm biến dòng chảy dùng để bảo vệ điện trở mỗi khi mất nước… Và máy chưng cất của anh Toản làm ra đều khắc phục được tất cả các nhược điểm nói trên. Sản phẩm đã được hội đồng khoa học Trường đánh giá có nhiều triển vọng phát triển thành một sản phẩm hoàn thiện để cung cấp ra thị trường. Hiện thiết bị này đã được Nhà trường tiếp nhận để sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa học của Trường.