“Chọn sai ngành – mất 4 năm học, mất cả tương lai”. Đây không chỉ là một lời cảnh báo suông, mà là thực trạng đáng báo động với hơn 80% sinh viên tại Việt Nam hiện nay. Việc lựa chọn ngành nghề khi còn mơ hồ, thiếu định hướng và chỉ làm theo trào lưu đang khiến nhiều bạn đã phải đánh đổi bằng nhiều năm học sai hướng, không đam mê, không mục tiêu. Kết quả là: học chán, bỏ ngang, thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Vậy làm sao để chọn đúng ngành, học đúng nghề và có công việc ổn định sau khi tốt nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu và đừng bỏ qua gợi ý hữu ích này.

Chọn sai ngành – mất 4 năm học, mất cả tương lai. (Ảnh ST)
Vì sao 80% sinh viên chọn sai ngành?
Chọn ngành học là bước đi đầu tiên trên con đường sự nghiệp, nhưng lại thường được quyết định rất cảm tính. Những lý do phổ biến khiến học sinh – sinh viên chọn sai ngành học bao gồm: Thiếu hiểu biết về ngành nghề: Không rõ ngành đó học gì, làm gì sau này. Chọn theo số đông, theo bạn bè hoặc theo lời khuyên “đại khái” của người thân. Không đánh giá đúng năng lực, sở thích bản thân. Và cuối cùng là không tìm hiểu xu hướng việc làm, nhu cầu thị trường lao động thực tế.
Kết quả? Sau một năm học, nhiều sinh viên nhận ra mình không phù hợp với ngành học, học không nổi, không có động lực. Nhưng lúc đó, đổi ngành – đổi trường lại vô cùng khó khăn.
Giải pháp nào để không chọn sai ngành?
Để tránh đi vào vết xe đổ ấy, điều quan trọng nhất là xác định ngành học phù hợp ngay từ đầu. Việc này không thể chỉ dựa vào cảm tính hay lời khuyên ngẫu nhiên – mà cần có quy trình hướng nghiệp rõ ràng, bài bản, kết hợp giữa sở thích cá nhân, năng lực học tập và thông tin thị trường lao động.
Tại một số trường đào tạo nghề uy tín hiện nay, hướng nghiệp không phải là một hoạt động “cho có”, mà là bước đầu tiên quan trọng trong tuyển sinh. Chẳng hạn, tại Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung (MITC), sinh viên được: Tư vấn chọn ngành sát với tính cách, khả năng và xu hướng xã hội, trải nghiệm thực tế với các ngành học trước khi quyết định, học theo mô hình “Học để làm”, không lý thuyết suông, giúp hình dung rõ về công việc tương lai
Nhờ vậy, tỷ lệ sinh viên MITC chọn đúng ngành, theo học đến cùng và ra trường có việc làm đúng chuyên môn luôn ở mức cao.

MITC và Trường Tiểu học & THCS EaChrang – Định hướng cơ hội nghề nghiệp cho học sinh miền núi
Chọn ngành “hot” là chưa đủ – Phải chọn ngành đúng với chính mình
Hiện nay, nhiều ngành được gắn mác “hot” như Công nghệ thông tin, Marketing, Logistics, hay Du lịch – Khách sạn. Nhưng thực tế, không có ngành nào “hot” với tất cả mọi người. Một ngành chỉ thật sự “đáng học” khi phù hợp với bản thân bạn và mang lại cơ hội phát triển thực tế.
MITC đã thực hiện điều này bằng cách thiết kế chương trình học dựa trên nhu cầu tuyển dụng thực tế từ doanh nghiệp. Ngay từ năm nhất, sinh viên đã được đưa đi thực tập, làm việc trong môi trường thật và được giảng dạy bởi những giảng viên có kinh nghiệm thực chiến. Khác với nhiều trường lý thuyết nặng nề, MITC áp dụng triết lý “Học để làm được việc” – nghĩa là mỗi bài học đều gắn với một kỹ năng làm nghề. Từ đó, sinh viên rèn luyện sự tự tin, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề – những yếu tố cực kỳ cần thiết trong thị trường lao động cạnh tranh hiện nay.
Việc chọn ngành, chọn nghề có thể thay đổi cuộc đời bạn. Vậy tại sao không đầu tư ngay từ bây giờ, để đưa ra quyết định sáng suốt nhất?Nếu bạn đang phân vân học ngành gì, làm nghề gì để không thất nghiệp, không chọn sai ngành hãy thử bắt đầu với một buổi tư vấn hướng nghiệp tại MITC – biết đâu, bạn sẽ tìm thấy con đường dành riêng cho mình.
Trong mùa tuyển sinh 2025, MITC tuyển sinh hệ cao đẳng với 25 ngành nghề thuộc các khối ngành Kỹ thuật, Kinh tế, Dịch vụ dành đến cho các bạn mong muốn được học trong môi trường năng động, chú trọng thực hành và có cơ hội việc làm cao ngay sau khi ra trường. Để biết thêm thông tin chi tiết về trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, bạn có thể theo dõi trên website…. của trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, liên hệ ngay hotline: 086.929.1168 để được hỗ trợ tư vấn, hoặc liên hệ Zalo: https://zalo.me/mitcvn
Thanh Huyền