Bạn đã từng nghe đến trí tuệ nhân tạo AI chưa? Đó là sự làm chủ của Robot thông minh. Hay bạn đã từng nghe đến các dây chuyền sản xuất tự động, làm ra hàng trăm, triệu, nghìn sản phẩm với độ tỉ mỉ và chính xác cao trong một ngày chưa? Tất cả đều đến từ “Cơ điện tử”, ngành học mũi nhọn thời đại 4.0.

Cơ điện tử nơi khởi nguồn các sản phẩm thông minh
Cơ điện tử với sự kết hợp của ba nền tảng khối kiến thức về cơ khí, điện – điện tử và công nghệ thông tin, là một ngành học quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội (thông minh hơn, nhỏ gọn hơn…). Sản phẩm của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là các dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy tự động, robot, các thiết bị có độ hoạt động linh động cao, có trí thông minh và xử lý những thao tác phức tạp.
Cơ hội nghề nghiệp cực hot 
Thích nghi trong bối cảnh mới trước đại dịch Covid -19, từ kinh doanh sản xuất, đến y tế hay các sự kiện lớn nhỏ đều không thể thiếu sự góp mặt của ngành “cơ điện tử”. Điển hình là phần mềm Bluezone, Robot khử khuẩn, Robot cung cấp thực phẩm đã và đang phát huy hiệu quả trong cuộc chiến Covid-19. Không dừng lại ở đó với những sản phẩm đi trước thời đại “cơ điện tử” đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam chuyển mình và phát triển vượt bật hơn bao giờ hết.

Một trong những ứng dụng của ngành Cơ điện tử trong sản xuất công nghiệp
Thực tế minh chứng rằng, các tập đoàn công nghệ như Intel, Samsung, Mitsubishi… hay các công ty, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thiết bị cơ khí, điện tử… chính là những “đích đến” hàng đầu dành cho các kỹ sư, chuyên viên Cơ điện tử hiện nay. Mặc khác, nhiều tập đoàn nước ngoài danh tiếng như Mitsubishi, Bosch, Siemens, Samsung… hiện đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam và rất “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao nội địa; mở ra nhiều hướng đi mới đầy tiềm năng dành cho các bạn trẻ yêu thích ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Học cơ điện tử làm nghề gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có thể đảm nhận các vị trí:
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ điện tử.
– Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động tại các công ty về cơ khí, điện – điện tử.
– Nhân viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện – điện tử.
– Giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện – điện tử.
– Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Học cơ điện tử ở đâu?
Không chỉ là ngành học có triển vọng, cơ điện tử còn là một ngành đòi hỏi yêu cầu được thực hành cao. Nên việc tìm kiếm trường đào tạo cơ điện tử uy tín là điều vô cùng quan trọng. Tại trường Cao đẳng Công Thương miền Trung bạn sẽ được trải nghiệm học tập trong một môi trường học với các thiết bị tiên tiến nhất.
 Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử tại trường Cao đẳng Công Thương miền Trung còn được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức – kỹ năng về quy trình công nghệ và quản lý sản xuất các thiết bị Cơ – Điện tử vào thực tế,… tại xưởng thực hành được đầu tư quy mô, hiện đại ngay tại trường. Đây cũng là cơ sở quan trọng để sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin làm tốt công việc được giao đồng thời vươn đến những vị trí cao trong ngành nghề mình lựa chọn. Liên hệ ngay với Mitc qua hotline: 0869291168 hoặc truy cập vào web: http://mitc.edu.vn/ để được tư vấn hỗ trợ nhé!
Thanh Huyền

tuyen sinh trung cap 2024

Đăng ký Tuyển sinh Trực tuyến
Họ & Tên
Họ & Tên
Họ
Tên

Địa chỉ