Trong bài nói chuyện ngắn tại TED U 2019, Joachim de Posada (nhà văn nổi tiếng gốc Puerto Rico, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng “How to survive among the piranhas” và “Don’t eat the marshmallow…yet”) chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của ông về dự đoán thành công của những đứa trẻ trong tương lai thông qua một thí nghiệm vui ăn kẹo dẻo. Thí nghiệm này được ghi lại bằng các thước phim video vui nhộn về việc kìm chế không ăn kẹo trong vòng 15 phút của các em nhỏ tại Columbia.

In the late 1960s, Walter Mischel, an American psychologist, carried out a groundbreaking study on delayed gratification known as “the marshmallow test” at Stanford University. The professor took kids at the age of four and put them in a room all by themselves. He said to them “I am going to leave each of you here with a marshmallow for 15 minutes. After I come back, if the marshmallows are still here, you will get another one”. Two out of three ate theirs as soon as the door was closed. The rest waited. After 15 years, all of the children who didn’t eat their marshmallows immediately were successful in their lives and studies.

At TED 2009, Joachim de Posada talked about  the famous experiment reproduced with kids in Colombia to see if they’d react differently from the American children who were the subjects of the first test. In Colombia, he found the results of this experiment were similar to those of the first. Two out of three ate the marshmallows, one out of three did not. He strongly believed that those kids who didn’t eat their marshmallows will get high achievements in the future. Because the key success is not only hard work or intelligence but the ability to delay gratification. This principle has applications in all walks of life. If we are eating more than we are producing, the success will never come to us.

 

 

 

#Moituanmotkienthuc #Onenewthingeachweek

#Tuan03 #Week03 #TedU2019

 

Vào cuối thập niên sáu mươi, Walter Mischel, một nhà tâm lý học người Mỹ, đã thực hiện một nghiên cứu đột phá (có tên gọi là thử nghiệm kẹo dẻo) về việc kìm nén sự thỏa mãn tại đại học Stanford. Ông đưa các bé khoảng bốn tuổi vào một căn phòng và mỗi em nhận một viên kẹo dẻo. Nếu sau 15 phút ông rời khỏi căn phòng, em nào vẫn còn viên kẹo của mình sẽ được nhận thêm một viên kẹo khác. Đối với những em nhỏ ăn hết kẹo sẽ không được thưởng kẹo. Kết quả của thí nghiệm là hai phần ba các em nhỏ ăn hết kẹo ngay sau khi ông bước ra và các em còn lại vẫn tiếp tục chờ. Mười lăm năm sau, tất cả những em nhỏ không ăn liền kẹo dẻo trong thí nghiệm đó, đều thành công trong cuộc sống và học vấn.

Tại TED 2009, Joachim de Posada giới thiệu mọi người về thí nghiệm này được ông tiến hành tại Columbia để quan sát xem phản ứng của các em nhỏ tại Columbia có khác so với các em tại Mỹ trong thí nghiệm đầu tiên hơn bốn mươi năm về trước. Kết quả tương tự như ban đầu. Hai phần ba trong số bạn nhỏ ăn kẹo dẻo ngay lập tức, một phần ba còn lại không ăn. Ông tin chắc rằng các em này sẽ thành công trong tương lai. Bởi vì, chìa khóa thành công không chỉ là sự chăm chỉ hay trí thông minh mà còn là khả năng trì hoãn sự hài lòng. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho mọi tầng lớp xã hội. Nếu chúng ta tiêu xài nhiều hơn những gì chúng ta kiếm được chỉ để thỏa mãn bản thân, thành công sẽ không bao giờ xuất hiện.

 

.