Có vẻ như Dấu Chấm Phẩy đang phải vật lộn để tìm chỗ đứng trong giới Dấu Câu. “;” là dấu “,” có thêm “.” ở trên đầu. Và vì nửa này nửa nọ như thế nên chúng ta thường lờ Dấu Chấm Phẩy đi hoặc sử dụng chúng không theo quy tắc nào. Nhà báo Emma Bryce của tờ The Guardian sẽ giúp chúng ta làm rõ nguyên tắc sử dụng dấu câu đặc biệt này trong video “How to use semicolon” – “Cách dùng Dấu Chấm Phẩy”.
(Chỉ đạo: Karrot Entertainment; Giọng đọc: Addison Anderson; Âm nhạc: Tom Jordan)
It may seem like the semicolon is struggling with an identity crisis. It looks like a comma crossed with a period. Maybe that's why we toss these punctuation marks around like grammatical confetti. We're confused about how to use them properly. | Có vẻ như dấu chấm phẩy đang vật lộn với sự khủng hoảng danh tính. Nó trông giống dấu phẩy phết thêm dấu chấm. Có lẽ đó là lý do chúng ta quăng bừa đám dấu câu này như tung hoa giấy. Chúng ta rối tung về cách dùng đúng mớ dấu câu này. | |
In fact, it's the semicolon's half-half status that makes it useful. It's stronger than a comma, and less final than a period. It fills the spaces in between, and for that reason, it has some specific and important tasks. For one, it can clarify ideas in a sentence that's already festooned with commas. “Semicolons: At first, they may seem frightening; then, they become enlightening; finally, you'll find yourself falling for these delightful punctuation marks.” Even though the commas separate different parts of the sentence, it's easy to lose track of what belongs where. But then the semicolon edges in to the rescue. In list-like sentences, it can exert more force than commas do, cutting sentences into compartments and grouping items that belong together. | Thực tế thì chính cái sự nửa này nửa kia của dấu chấm phẩy đã làm nó hữu dụng. Nó mạnh hơn dấu phẩy, nhưng nhẹ hơn dấu chấm. Nó lấp đầy khoảng trống giữa câu, và với lý do đó, nó đảm nhiệm một số chức danh cụ thể và quan trọng. Một trong số đó là làm rõ ý trong một câu đã được điểm xuyết bởi nhiều dấu phẩy. “Dấu chấm phẩy: ban đầu, chúng có vẻ đáng sợ thật; nhưng sau đó, chúng trở nên dần sáng tỏ hơn; sau cùng, bạn sẽ phải lòng với dấu câu tuyệt vời này.” Mặc dù dấu phẩy ngăn cách các phần khác nhau trong câu, sẽ rất dễ bị nhầm dấu này ở chỗ kia. Nhưng đã có dấu chấm phẩy giải cứu. Trong các câu như liệt kê, nó có thể mạnh bạo hơn cả dấu phẩy, chia câu thành phần và nhóm các thành phần đi chung. | |
The semicolon breaks things up, but it also builds connections. Another of its tasks is to link together independent clauses. These are sentences that can stand on their own, but when connected by semicolons, look and sound better because they're related in some way. “Semicolons were once a great mystery to me. I had no idea where to put them.” Technically, there's nothing wrong with that. These two sentences can stand alone. But imagine they appeared in a long list of other sentences, all of the same length, each separated by periods. Things would get monotonous very fast. In that situation, semicolons bring fluidity and variation to writing by connecting related clauses. | Dấu chấm phẩy chia nhỏ các thứ, nhưng nó cũng xây dựng mối liên hệ. Một nhiệm vụ khác của nó là liên kết các mệnh đề độc lập. Chúng có thể đứng một mình, nhưng khi được liên kết bởi dấu chấm phẩy, trông và nghe hay hơn, vì chúng liên quan nhau. “Dấu chấm phẩy đã từng là một bí ẩn lớn với tôi. Tôi chẳng biết đặt chúng ở đâu cả.” Về lý thuyết, việc đó chẳng có gì sai cả. Hai câu này có thể đứng 1 mình. Nhưng hãy tưởng tượng chúng xuất hiện trong một danh sách dài với các câu khác, tất cả đều dài như nhau, được phân cách bởi dấu chấm. Mọi thứ sẽ nhanh chóng trở nên đơn điệu. Trong trường hợp đó, dấu chấm phẩy mang đến sự êm tai và đa dạng cho bài viết bằng cách kết nối các mệnh đề có liên quan. | |
But as beneficial as they are, semicolons don't belong just anywhere. There are two main rules that govern their use. Firstly, unless they're being used in lists, semicolons should only connect clauses that are related in some way. You wouldn't use one here, for instance: “Semicolons were once a great mystery to me; I'd really like a sandwich.” Periods work best here because these are two totally different ideas. A semicolon's job is to reunite two independent clauses that will benefit from one another's company because they refer to the same thing. Secondly, you'll almost never find a semicolon willingly stationed before coordinating conjunctions: the words, “and,” “but,” “for,” “nor,” “or,” “so,” and “yet.” That's a comma's place, in fact. But a semicolon can replace a conjunction to shorten a sentence or to give it some variety. Ultimately, this underappreciated punctuation mark can give writing clarity, force, and style, all encompassed in one tiny dot and squiggle that's just waiting to be put in the right place. | Dù có tiện lợi, thì dấu chấm phẩy cũng không được dùng bừa. Có hai quy tắc chính cho việc dùng chúng. Đầu tiên, trừ khi được dùng để liệt kê, dấu chấm phẩy chỉ nên kết nối các mệnh đề liên quan. Ví dụ, bạn không nên dùng nó ở đây: “Dấu chấm phẩy đã từng là bí ẩn lớn với tôi; Tôi rất muốn 1 cái sandwich.” Dấu chấm hợp ở đây nhất vì đó là 2 ý hoàn toàn khác nhau. Nhiệm vụ dấu chấm phẩy là kết hợp 2 mệnh đề độc lập quan trọng đối với nhau vì chúng hàm ý cùng 1 thứ. Thứ hai, bạn hầu như không thể thấy một dấu chấm phẩy đứng trước các liên từ kết hợp: các từ “and”, “but”, “for”, “nor”, “or”, “so”, và “yet”. Thật ra đó là chỗ cho dấu phẩy. Nhưng dấu chấm phẩy có thể thay một liên từ để rút ngắn câu hoặc để tạo 1 chút sự đa dạng. Sau cùng, cái dấu câu mà hay bị đánh giá thấp này có thể khiến bài viết rõ ràng hơn, mạnh mẽ và có phong cách, tất cả bao hàm trong cái chấm be bé và nét vặn cong cong chỉ chờ được đặt đúng vị trí thôi đấy. | |
Một số chú ý nhỏ:
- Cách dùng dấu chấm phẩy: nối giữa 2 mệnh đề hoàn chỉnh nhưng có liên kết.
- Cách dùng từ nối (linking words) trong bài luận hoặc bài báo để nâng điểm khi thi các chứng chỉ ngoại ngữ: Firstly, … Secondly, …. Ultimately,…
- Các từ mới trong ngữ cảnh của câu.
Videoclip và nội dung bài viết được dẫn nguồn từ Ted.com theo giấy phép Creative Commons CC BY-NC-ND 4.0
#newthingeachweek #week15
#moituanmotkienthuc #tuan15 |