Nghệ thuật ẩn dụ giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới này như thế nào? Vậy thế nào là một phép ẩn dụ đẹp? Hãy cùng tìm hiểu những thắc mắc này với nhà văn Langston Hughes và Carl Sandburg – bậc thầy trong lĩnh vực biến một đoạn văn hay phân cảnh nghệ thuật thành sự thật giữa đời.

Đạo diễn: Bean Pearce. Giọng đọc: Jane Hirshfield.

Một số chú ý trong bài:

  • Các cụm từ so sánh, ẩn dụ được in đậm và dịch nghĩa tiếng Việt của chúng.
  • Những phép ẩn dụ trong tiếng Anh.
  • Lý do và ý nghĩa của việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ.
  • Get a handle on something: bắt đầu hiểu điều gì
When we talk, sometimes we say things directly. “I'm going to the store, I'll be back in five minutes.” Other times though, we talk in a way that conjures up a small scene. “It's raining cats and dogs out,” we say, or “I was waiting for the other shoe to drop.” Metaphors are a way to talk about one thing by describing something else. That may seem roundabout, but it's not. Seeing and hearing and tasting are how we know anything first. The philosopher William James described the world of newborn infants as a “buzzing and blooming confusion.” Abstract ideas are pale things compared to those first bees and blossoms. Metaphors think with the imagination and the senses. The hot chili peppers in them explode in the mouth and the mind. They're also precise. We don't really stop to think about a raindrop the size of an actual cat or dog, but as soon as I do, I realize that I'm quite certain the dog has to be a small one — a cocker spaniel, or a dachshund — and not a golden Lab or Newfoundland. I think a beagle might be about right. Trong văn nói, có khi ta nói thẳng: “Tôi đi ra cửa hàng, năm phút nữa sẽ về.” Có khi ta lại nói theo cách đầy hình ảnh. “Mưa như trút nước” hay: “Tôi đang chờ chuyện phải đến sẽ đến“. Ẩn dụ là cách nói về một điều này thông qua mô tả một điều kia. Nghe có vẻ lủng củng nhưng không phải thế. Đầu tiên chúng ta cảm nhận sự vật thông qua thị giác, thính giác và vị giác. Nhà triết học William James đã mô tả thế giới của một bé sơ sinh như một “sự bối rối vo ve mà rực rỡ”. Ý tưởng trừu tượng thật mờ nhạt khi đem so với con ong và bông hoa. Ẩn dụ tư duy bằng tưởng tượng và giác quan. Những viên hạt tiêu cay xè bung ra trong miệng và trong tâm trí. Chúng cũng rất hàm súc ngắn gọn. Ta không thực sự chững lại để nghĩ coi hột mưa có thật sự bự như một chú chó thiệt hay mèo thiệt không, nhưng ngay khi mình bắt đầu ngẫm nghĩ, mình nhận ra là mình khá chắc rằng con chó chắc phải là chó nhỏ – một con chó săn Tây Ban Nha, hoặc một con chó Lạp Xưởng – chắc rằng không phải con chó tha mồi Labrador hay Newfoundland. Mình nghĩ cỡ con chó Săn Thỏ là vừa.
A metaphor isn't true or untrue in any ordinary sense. Metaphors are art, not science, but they can still feel right or wrong. A metaphor that isn't good leaves you confused. You know what it means to feel like a square wheel, but not what it's like to be tired as a whale. There's a paradox to metaphors. They almost always say things that aren't true. If you say, “there's an elephant in the room,” there isn't an actual one, looking for the peanut dish on the table. Metaphors get under your skin by ghosting right past the logical mind. Plus, we're used to thinking in images. Every night we dream impossible things. And when we wake up, that way of thinking's still in us. We take off our dream shoes, and button ourselves into our lives. Some metaphors include the words “like” or “as.” “Sweet as honey,” “strong as a tree.” Those are called similes. A simile is a metaphor that admits it's making a comparison. Similes tend to make you think. Metaphors let you feel things directly. Take Shakespeare's famous metaphor, “All the world's a stage.” “The world is like a stage” just seems thinner, and more boring. Metaphors can also live in verbs. Emily Dickinson begins a poem, “I saw no way — the heavens were stitched –” and we know instantly what it would feel like if the sky were a fabric sewn shut. They can live in adjectives, too. “Still waters run deep,” we say of someone quiet and thoughtful. And the deep matters as much as the stillness and the water do. One of the clearest places to find good metaphors is in poems. Take this haiku by the 18th-century Japanese poet Issa. “On a branch floating downriver, a cricket singing.” The first way to meet a metaphor is just to see the world through its eyes: an insect sings from a branch passing by in the middle of the river. Even as you see that though, some part of you recognizes in the image a small portrait of what it's like to live in this world of change and time, our human fate is to vanish, as surely as that small cricket will, and still, we do what it does. We live, we sing. Sometimes a poem takes a metaphor and extends it, building on one idea in many ways. Here's the beginning of Langston Hughes' famous poem “Mother to Son.” “Well, son, I'll tell you. Life for me ain't been no crystal stair. It's had tacks in it, and splinters, and boards torn up, and places with no carpet on the floor.” Langston Hughes is making a metaphor that compares a hard life to a wrecked house you still have to live in. Those splinters and tacks feel real, they hurt your own feet and your own heart, but the mother is describing her life here, not her actual house. And hunger, and cold, exhausting work and poverty are what's also inside those splinters. Metaphors aren't always about our human lives and feelings. The Chicago poet Carl Sandburg wrote, “The fog comes on little cat feet. It sits looking over harbor and city on silent haunches, and then moves on.” The comparison here is simple. Fog is being described as a cat. But a good metaphor isn't a puzzle, or a way to convey hidden meanings, it's a way to let you feel and know something differently. No one who's heard this poem forgets it. You see fog, and there's a small grey cat nearby. Metaphors give words a way to go beyond their own meaning. They're handles on the door of what we can know, and of what we can imagine. Each door leads to some new house, and some new world that only that one handle can open. What's amazing is this: by making a handle, you can make a world. Ẩn dụ xét theo cách nói thông thường sẽ không có ý nghĩa thực tế. Ẩn dụ là nghệ thuật, không khoa học, nhưng vẫn có thể cảm nhận đúng sai. Một ẩn dụ kém hay sẽ khiến cho bạn nhầm lẫn. Bạn hiểu “cảm thấy mình như bánh xe hình vuông” là gì, nhưng “mệt như một con cá voi” thì không phải là ai cũng hiểu. Ẩn dụ luôn tồn tại nghịch lý. Hầu như ẩn dụ luôn phát biểu những chuyện không đúng sự thật. Nếu bạn nói, “chuyện lù lù ra đó” thì không hẳn là có một con voi trong phòng thật, mà là bạn đi tìm đĩa đậu phộng trên bàn. Ẩn dụ ám ảnh ta bằng cách phủ bóng lên những tư duy hợp lý thông thường. Hơn nữa, ta đã quen với việc sử dụng tư duy hình tượng. Hàng đêm ta mơ những thứ siêu thực. Và khi tỉnh dậy cách nghĩ ấy vẫn còn lẩn quất trong ta. Chúng ta cất đi đôi cánh ước mơ, và cài chặt chính mình vào cuộc sống thường nhật. Một số ẩn dụ bao gồm các từ “như” hoặc “tựa.” “Ngọt như mật,” “khỏe như voi.” Những cái đó được gọi là phép so sánh. Một phép so sánh là một phép ẩn dụ công nhận sự so sánh cụ thể. Phép so sánh có xu hướng khiến bạn suy nghĩ. Ẩn dụ cho phép bạn cảm nhận trực tiếp sự vật. Hãy xem ẩn dụ nổi tiếng của Shakespeare, “Cả thế giới đang ở trên sân khấu.” “Thế giới này như một sân khấu” chỉ có vẻ kém sức sống hơn, và nhàm chán hơn. Ẩn dụ cũng có thể sống trong động từ. Emily Dickinson mở đầu một bài thơ “Tôi chẳng thấy gì, bầu trời đã bị khâu,” chúng ta cảm nhận ngay lập tức bầu trời như một miếng vải đã bị khâu lại. Ẩn dụ cũng có thể sống trong tính từ. “Tẩm ngẩm tầm ngầm,” ví cho ai đó thâm trầm và sâu sắc. Và sự sâu sắc có quan hệ đến sự trầm mặc, như chính dòng nước vậy. Nơi rõ nhất để tìm các ẩn dụ tốt là thơ ca. Bài thơ haiku này là của Issa, nhà thơ Nhật bản thế kỷ 18. “Trên một cành khô lạc cuối dòng, một chú dế đang ca hát.” Cách đầu tiên để hiểu một ẩn dụ là xem thế giới qua đôi mắt của nó: Chú dế hát trên một cành khô trôi ở giữa sông. Trong hình ảnh này bạn nhận thấy một bức tranh nhỏ của cuộc đời trong thế giới đổi dời với thời gian, số phận con người chúng ta là biến mất, cũng chắc như con dế nhỏ đó, dầu vậy, chúng ta vẫn làm như con dế. Chúng ta sống, chúng ta hát. Đôi khi một bài thơ lấy một ẩn dụ và mở rộng nó, xây dựng trên một ý tưởng trong nhiều cách. Đây là đoạn mở đầu bài thơ nổi tiếng của Langston Hughes “Mẹ nói với con trai.” “Con trai, mẹ sẽ nói con nghe. Đời mẹ không trong nhung lụa. Chỉ có than củi và lam lũ, giữa những bức tường long vữa, làm gì có thảm trên sàn.” Langston Hughes làm một ẩn dụ so sánh một cuộc sống khó khăn trong căn nhà tồi tàn mà bạn vẫn buộc phải sống. Than củi và bức tường long vữa cho cảm giác rất thật, nó làm đau bàn chân và thương tổn trái tim bạn, nhưng bà mẹ mô tả đời bà ở đây trên trái đất này, chứ không hẳn là ngôi nhà thực tế. Và đói, lạnh, công việc đến kiệt sức, và đói nghèo là những gì là bên trong bức tường long vữa. Ẩn dụ không phải luôn luôn nói về cuộc sống và cảm xúc của con người. Nhà thơ Chicago Carl Sandburg đã viết “Sương mù quấn vào đôi chân chú mèo. Nó ngồi im lặng nhìn ra cảng và thành phố , rồi lại đi.” So sánh ở đây là đơn giản. Sương mù được mô tả như một con mèo. Nhưng một ẩn dụ tốt không phải là một câu đố, hoặc một cách để truyền đạt ý nghĩa ẩn, đó là cách cho phép bạn cảm và biết điều gì đó theo một cách khác. Không ai từng nghe bài thơ này quên được nó. Bạn thấy sương mù, và có một con mèo xám nhỏ gần đó. Ẩn dụ mang đến cho từ một cách để vượt qua ý nghĩa riêng của nó. Chúng là tay nắm trên cánh cửa của những gì chúng ta có thể biết, và những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Mỗi cánh cửa dẫn đến một ngôi nhà mới, và một thế giới mới chỉ có thể mở nhờ một tay nắm. Cái tuyệt vời là thế này: Bằng cách làm một tay nắm, bạn có thể tạo ra một thế giới.

Videoclip và nội dung bài viết được dẫn nguồn từ Ted.com theo giấy phép Creative Commons CC BY-NC-ND 4.0

MITC ICTC logo #newthingeachweek #week18th

#moituanmotkienthuc #tuan18