Phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật của Trường cao đẳng Công thương Miền Trung đang có sức lan tỏa sâu rộng, trở thành hoạt động bổ ích đối với học sinh, sinh viên (HSSV) nhà trường. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của nhiều thế hệ lãnh đạo nhà trường, những người đã thổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học vào HSSV, giúp các em tự tin thể hiện bản thân và gặt hái nhiều thành tựu về sáng tạo khoa học kỹ thuật.

truong-cao-dang-cong-thuong-mien-trung-bien-dam-khoa-hoc-thanh-nhu-cau-tu-cua-hoc-sinh-sinh-vien

Thạc sĩ Nguyễn Văn Đức, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung tham quan các sản phẩm trưng bày tại Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật HSSV lần thứ 3 – Ảnh: THÁI HÀ

Là điểm sáng trong phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật, hoạt động nghiên cứu khoa học trong giới HSSV được Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung rất được chú trọng. Hàng năm, trường tổ chức nhiều hoạt động nhằm khuyến khích HSSV nghiên cứu khoa học; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Trong số các hoạt động này, Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp trường là dịp để tổng kết, tôn vinh các sáng kiến hay áp dụng được vào thực tiễn.

Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật lần thứ 3 năm 2018 được nhà trường phát động từ đầu tháng 3/2018. Qua 3 tháng hình thành và thiết kế ý tưởng, ban tổ phẩm đến từ 18 cá nhân, tập thể HSSV. Các sản phẩm tham gia dự thi được đầu tư khá công phu, có tính ứng dụng cao và đảm bảo các tiêu chí ban tổ chức đặt ra. Trong các sản phẩm tham dự có 4 sản phẩm lĩnh vực đồ dùng sinh hoạt gia đình, các thiết bị điều khiển thông minh, giải pháp tiết kiệm năng lượng; 7 mô hình, sản phẩm thuộc ngành điện – điện tử, tự động hóa, cơ khí; 4 sản phẩm thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, pha chế tạo hình nghệ thuật; 2 sản phẩm thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường và một phương án kinh doanh.

Giải nhất hội thi thuộc về sản phẩm “Thiết bị báo cháy tự động điều khiển từ xa” của tác giả Dương Hữu Kha và Trần Trọng Tiến. Các tác phẩm khác được ban hình Aquabonic trồng rau và nuôi cá kết hợp IOT của tác giả Trần Công Danh, Phạm Quốc Hoàng; Hệ thống tưới nước tự động sử dụng cảm biến độ ẩm của nhóm tác giả Huỳnh Anh Việt, Huỳnh Khải Định, Phan Ngọc Lãm, Nguyễn Tấn Phi, Nguyễn Đặng Tuấn Thương…

Góp phần vào sự thành công của hội thi lần này phải kể đến các tác giả, nhóm tác giả thuộc Câu lạc bộ Arduino Tic của trường. Việc ra đời của câu lạc bộ được kỳ vọng sẽ tạo ra một sân chơi học thuật bổ ích, nâng cao tư duy sáng tạo, khả năng nhạy bén trong học tập và nghiên cứu khoa học cho HSSV và trên thực tế, câu lạc bộ đã trở thành sân chơi ý nghĩa, thu hút được nhiều HSSV của trường tham gia.

Song hành, hỗ trợ cho câu lạc bộ là lãnh đạo nhà trường, là các giáo viên tâm huyết với các hoạt động sáng tạo kỹ thuật. Trong đó, TS Nguyễn Trung Hòa, Trưởng Phòng Đào tạo thường xuyên, thành viên Ban cố vấn câu lạc bộ là người định hướng, giúp câu lạc bộ định hình những bước phát triển trong tương lai để từ đó đạt được mục đích cuối cùng là làm ra sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn cao, dần tiến tới công nghệ Internet of thing (IOT)…

Ths Nguyễn Văn Đức, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Công Thương Miền Trung cho biết, nhà trường sẽ tạo điều kiện tối đa để các HSSV tiếp cận với hoạt động nghiên cứu KH-CN. Cụ thể, ngoài việc thúc đẩy hoạt động của Câu lạc bộ Arduino Tic, tổ chức hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, nhà trường sẽ lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu để hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về chuyên môn để các em HSSV có thêm động lực học tập, sáng tạo. Thầy Nguyễn Văn Đức cho rằng các hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần khẳng định uy tín của nhà trường, và quan trọng hơn, giúp các em HSSV có những trải nghiệm thú vị, nâng cao tay nghề và tiếp cận với công việc thuận lợi hơn sau khi ra trường.

An Nam

(Nguồn Báo Phú Yên Online)