Mô hình 9+ vừa học văn hóa THPT hệ giáo dục thường xuyên vừa song song đào tạo nghề, sau khi tốt nghiệp sẽ có cả bằng tốt nghiệp cấp 3 và bằng nghề trong tay. Tỷ lệ có việc làm khi tốt nghiệp cũng cao hơn.
Mô hình 9+ là tên thường gọi của mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa. Đây là một chương trình giáo dục phổ thông mang lại nhiều cơ hội và lựa chọn cho học sinh. Chương trình này tập trung vào việc xây dựng một môi trường học tập linh hoạt và đa dạng, cho phép học sinh tự do lựa chọn các môn học phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân của mình. Thay vì theo một cấu trúc học tập cứng nhắc, hệ 9+ tích hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau tạo ra một môi trường học tập phong phú và thú vị, khuyến khích sự tò mò và sáng tạo của học sinh. Mô hình 9+ là lựa chọn thích hợp cho các bạn học sinh có sở thích học tập thực hành hơn là lý thuyết và muốn tránh áp lực thi cử cấp 3 quá nặng. Đặc biệt, chương trình này còn phù hợp với các học sinh đang gặp khó khăn về tài chính.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của học sinh lớp 9
Về ưu điểm, lợi thế của học sinh khi lựa chọn mô hình 9+, ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận định: Hiện nay, nhận thức của xã hội với đào tạo nghề đã tăng lên, nhiều phụ huynh quan tâm, định hướng cho con em học các ngành nghề phù hợp với khả năng, nhu cầu thực tế của gia đình.
Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS và học tiếp lên THPT vẫn là luồng chủ yếu mà các em hướng tới. Phần lớn các tỉnh/thành đều có tỷ lệ học sinh học tiếp lên THPT với tỷ lệ hơn 70%, (như Hà Nội 75%, TPHCM 77%…). Ngược lại, việc chọn luồng giáo dục nghề nghiệp chỉ là giải pháp của rất ít học sinh.
Từ thực tế trên cho thấy, để việc học văn hóa kết hợp với học nghề phát huy hiệu quả thì vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường rất quan trọng, trong đó cần áp dụng phương thức hướng nghiệp tiến tiến, có sự tham gia giữa nhà trường và doanh nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông… Đó cũng là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu tiên quyết tại Quyết định 522, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.
Lộ trình đào tạo mô hình 9+ tại trường Cao đẳng Công Thương miền Trung